Mẫu hợp đồng trung gian thương mại chi tiết nhất

Bởi Phạm Thị Trang - 02/07/2021
view 766
comment-forum-solid 0

Dịch vụ thương mại và các hình thức trung gian thương mại là những yếu tố tạo thuận lợi cho các hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các thương nhân trên thị trường. Vậy soạn thảo hợp đồng trung gian thương mại sao cho đúng nhất?

mẫu hợp dòng trung gian thương mại                             

1- Hợp đồng trung gian thương mại là gì?

Theo quy định tại khoản 11 điều 13 của Luật thương mại năm 2005, hoạt động trung gian thương mại được định nghĩa là

“hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại”.

Theo quy định của Luật thương mại năm 2005, các hoạt động dịch vụ trung gian thương mại như đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại phát sinh trên cơ sở hợp đồng đại diện cho thương nhân; hợp đồng đại diện cho thương nhân; hợp đồng môi giới thương mại; hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa; và hợp đồng đại lý thương mại. Như vậy có thể thấy rằng hợp đồng trung gian thương mại là hình thức pháp lý của hoạt động dịch vụ trung gian thương mại.

Theo đó, có thể định nghĩa hợp đồng trung gian thương mại là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó một bên là thương nhân với tư cách là bên được ủy quyền thực hiện hoạt động trung gian thương mại như đại diện thương mại, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa, đại lý thương mại vì lợi ích của bên ủy quyền với mục tiêu hưởng thù lao còn bên ủy quyền có nghĩa vụ trả tiền thù lao cho bên được ủy quyền.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

2- Phân loại hợp đồng trung gian thương mại?

Có 4 hình thức trung gian thương mại mà doanh nghiệp có thể áp dụng: Đại diện cho thương nhân; Môi giới thương mại; Ủy thác mua bán hàng hóa; Đại lý thương mại.

Bên cạnh việc giao dịch trực tiếp với khách hàng, doanh nghiệp nên cân nhắc các hình thức trung gian thương mại để tiết kiệm thời gian, chi phí và tăng cường sự hiện diện của doanh nghiệp trên thị trường.

(i) Đại diện cho thương nhân

Đại diện cho thương nhân được cho là hình thức trung gian thương mại phổ biến nhất trên thế giới. Theo Luật Thương mại năm 2005: “Đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận uỷ nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện”.

Đặc điểm:

  • Chủ thể: Bên giao đại diện và bên đại diện.
  • Điều kiện: Cả hai bên đều phải là thương nhân.Trong quan hệ đại diện, người làm đại diện phải giao dịch với bên thứ ba trên danh nghĩa của bên giao đại diện và phải hành động theo sự hướng dẫn của bên giao đại diện.
  • Phạm vi đại diện: Các bên có thể thoả thuận về phạm vi của việc đại diện; bên đại diện có thể thực hiện một phần hoặc toàn bộ các hoạt động thương mại thuộc phạm vi hoạt động của bên giao đại diện.
  • Hình thức pháp lý: Thông qua Hợp đồng đại diện cho thương nhân. Hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị tương đương.

(ii) Môi giới thương mại

Theo Luật Thương mại 2005: “Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới”.

Đặc điểm:

  • Chủ thể: Bên môi giới và bên được môi giới.
  • Điều kiện: Theo quy định của Luật Thương mại 2005, bên môi giới bắt buộc phải là thương nhân và phải có đăng kí kinh doanh ngành nghề môi giới thương mại.
  • Phạm vi môi giới: Phạm vi môi giới thương mại khá rộng, bao gồm tất cả các hàng hóa, dịch vụ mà pháp luật cho phép
  • Hình thức pháp lí: Thông qua hợp đồng môi giới.

Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư nội bộ) của Công ty Luật TNHH Everest

(iii) Ủy thác mua bán hàng hóa

Theo Luật thương mại 2005: “Ủy thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác”.

Đặc điểm:

  • Chủ thể: Bên ủy thác và bên nhận ủy thác.
  • Điều kiện: Bên ủy thác có thể là thương nhân hoặc không phải là thương nhân, nhưng bên nhận ủy thác bắt buộc phải là thương nhân.
  • Bên nhận ủy thác sử dụng danh nghĩa của chính bên nhận ủy thác để mua hoặc bán hàng hóa thay cho bên ủy thác. Đồng thời, bên ủy thác không được quyền ủy thác lại cho bên thứ ba thực hiện hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa nếu như không có sự chấp thuận bằng văn bản của bên ủy thác.
  • Phạm vi: Bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa trong phạm vi ủy thác của bên ủy thác.
  • Hình thức pháp lý: Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa bắt buộc phải được lập bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị tương đương.

(iv) Đại lý thương mại

Theo Luật Thương mại 2005: “Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao”.

Đặc điểm:

  • Chủ thể: Bên giao đại lý và bên đại lý.
  • Điều kiện: Cả hai bên đều phải là thương nhân.
  • Trong quan hệ thương mại này, bên đại lý sẽ nhân danh chính mình để giao dịch với khách hàng.
  • Phạm vi: Bên đại lý sẽ theo thỏa thuận, thực hiện bán hàng cho bên giao đại lý hoặc mua hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ giao đại lý cho khách hàng.
  • Hình thức pháp lý: Hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

3- Các mẫu hợp đồng trung gian thương mại

(i) Đại diện cho thương nhân: Link tải  tại đây (ii) Môi giới thương mại : Link tải tại đây (iii) Ủy thác mua bán hàng hóa Link tải tại đây (iv) Đại lý thương mại Link tải tại đây Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm kiến thức về thương mại, hãy click vào đây!

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Tổng hợp những mẫu hợp đồng trung gian thương mại chi tiết nhất được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Tổng hợp những mẫu hợp đồng trung gian thương mại chi tiết nhất có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư  vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn

Phạm Thị Trang

Phạm Thị Trang

Phạm Thị Trang là content editor của website luatcongty.vn

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.46674 sec| 1012.039 kb