Các vấn đề pháp lý về mô hình công ty mẹ; công ty con được quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020 mà bạn cần biết.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Hoài Thương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198Điều 195, Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định; một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Khái niệm sở hữu trên 50% tổng số cổ phần phổ thông chỉ dành cho công ty cổ phần. Tuy nhiên thực tế, trong số một trường hợp công ty mẹ khó có thể kiểm soát công ty con nếu chỉ dựa vào tỷ lệ sở hữu cổ phần trên tổng số cổ phần phổ thông. Bởi tổng số cổ phần phổ thông không nhất thiết bằng với tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Quan hệ kiểu kiểm soát có thể xác lập trên cơ sở quyền quản lý này. Công ty có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số các thành viên Hội đồng quản trị; Giám đốc của công ty khác được coi là công ty mẹ của công ty đó.
Quan hệ này có thể xác lập trên cơ sở quyền sửa đổi hoặc bổ sung điều lệ công ty. Công ty có quyền quyết định việc sửa đổi; hoặc bổ sung điều lệ của công ty khác cũng được coi là công ty mẹ của công ty khác.
Ngoài ra, công ty con không được đầu tư mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được đồng thời cùng góp vốn; mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.
Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn; mua cổ phần của doanh nghiệp khác; hoặc để thành lập doanh nghiệp mới theo quy định của Luật này.
Công ty mẹ xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược phát triển, kế hoạch phối hợp kinh doanh chung của nhóm; định hướng chiến lược kinh doanh của các công ty con theo chiến lược phát triển, kế hoạch phối hợp kinh doanh chung; xây dựng và tổ chức thực hiện các quy chế quản lý, điều hành và tiêu chuẩn, định mức áp dụng thống nhất trong nhóm công ty.
Công ty mẹ có trách nhiệm định hướng về các mục tiêu hoạt động, đầu tư, các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh; phân công, chuyên môn hóa, hợp tác hóa; tiếp cận, mở rộng và chia sẻ thị trường, xuất khẩu, sử dụng thương hiệu, dịch vụ thông tin, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo và các hoạt động khác của doanh nghiệp thành viên theo chính sách chung của nhóm công ty.
Đối với công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ, công ty con được công ty mẹ giao thực hiện các hợp đồng sản xuất, kinh doanh trên cơ sở hợp đồng kinh tế; cung cấp thông tin và hưởng dịch vụ và lợi ích từ hoạt động chung của nhóm công ty theo quy định.
Đối với công ty con có vốn góp chi phối của công ty mẹ, công ty mẹ thực hiện quyền và trách nhiệm thông qua cơ chế người đại diện phần vốn góp của công ty mẹ tại công ty con. Vì sở hữu phần vốn góp chi phối, công ty mẹ chi phối hoạt động quản lý trong công ty con. Cơ quan quản lý công ty mẹ có trách nhiệm giám sát chặt chẽ hiệu quả của hoạt động công ty con.
Công ty mẹ không được lợi dụng vị trí chủ sở hữu, chi phối để can thiệp trái phép vào hoạt động kinh doanh của công ty con. Nếu công ty mẹ can thiệp trái phép gây thiệt hại cho công ty con, thì phải bồi thường thiệt hại cho công ty con.
Công ty mẹ có trách nhiệm quan trọng trong việc điều hòa lợi ích kinh doanh giữa công ty mẹ và với các công ty con, giữa các công ty con với nhau. Công ty mẹ phải xây dựng một hệ thống hạ tầng; giữa các công ty kết nối phù hợp. Nhằm giám sát, định hướng hoạt động kinh doanh liên tục và kịp thời. Trong nội bộ nhóm công ty, các giao dịch mua bán hàng hóa; cung ứng dịch vụ; chuyển giao công nghệ diễn ra phổ biến. Công ty mẹ thông qua người đại diện phần vốn góp chỉ đạo; yêu cầu công ty con ưu tiên thực hiện việc mua bán, sử dụng dịch vụ của nhau. Công ty mẹ cũng tạo điều kiện để công ty con thực hiện các gói thầu do công ty mẹ là nhà đầu tư.
Công ty con được công ty mẹ cấp vốn. Nhận các lợi ích kinh doanh từ hợp đồng liên kết cùng công ty mẹ. Đồng thời, có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ kinh doanh do công ty mẹ giao.
Công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các hướng dẫn của công ty mẹ về chiến lược kinh doanh, quản lý tài chính, quản lý nợ. Công ty con này có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ những thỏa thuận trong Điều lệ, nội quy, quy chế của nhóm công ty.
Công ty con phải thực hiện các hợp đồng kinh tế do công ty mẹ giao; phối hợp tổ chức các hoạt động kinh doanh cùng với công ty mẹ và các công ty con khác trong tập đoàn. Công ty con do công ty mẹ giữ cổ phần; vốn góp chi phối hoạt động độc lập hơn so với công ty con do công ty mẹ năm giữ 100% vốn điều lệ. Công ty con này phải thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ thỏa thuận kinh doanh với công ty mẹ; không phải thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ các mục tiêu chung của nhóm công ty.
Vào thời điểm kết thúc năm tài chính, ngoài báo cáo và tài liệu theo quy định của pháp luật, công ty mẹ còn phải lập các báo cáo sau đây: (i) Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ theo quy định của pháp luật về kế toán; (ii) Báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh hằng năm của công ty mẹ và công ty con; (iii) Báo cáo tổng hợp công tác quản lý, điều hành của công ty mẹ và công ty con.
Khi có yêu cầu của người đại diện theo pháp luật của công ty mẹ; người đại diện theo pháp luật của công ty con phải cung cấp báo cáo; tài liệu và thông tin cần thiết; theo quy định để lập báo cáo tài chính hợp nhất; báo cáo tổng hợp của công ty mẹ và công ty con.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm