Các vấn đề pháp lý cần biết về thương mại hàng hóa

view 254
comment-forum-solid 0

Thương mại hàng hóa là các hoạt động thương mại liên quan đến hàng hóa được các bên trao đổi với nhau. Để giúp quá trình diễn ra một cách hiệu quả, cần phải hiểu rõ về hoạt động thương mại hàng hóa và các quy định điều chỉnh thương mại hàng hóa. Bài viết sẽ phân tích cụ thể về hoạt động thương mại hàng hóa.

Các vấn đề pháp lý cần biết về thương mại hàng hóa Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật thương mại, gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Thương mại hàng hóa là gì?

Thương mại hàng hóa là những hoạt động thương mại liên quan đến trao đổi hàng hóa giữa các bên chủ thể nhằm mục đích sinh lời, theo đó các bên phải tuân thủ thỏa thuận đã đặt ra.

Thương mại hàng hóa có những đặc điểm sau:

Một là, Hàng hóa là sản phẩm hữu hình, nhìn thấy được và cảm nhận trực tiếp được như động sản( gồm súc vật, thiết bị, máy móc, tín phiếu, trái phiếu,...) hay các vật gắn liền với đất đai, cả những đồng sản được hình thành trong tương lai cũng được coi là hàng hóa.

Hai là, Là hoạt động bên bán chuyển quyền sở hữu hàng hóa sang cho bên mua, bên mua có quyền sở hữu hàng hóa và có nghĩa vụ thanh toán.

Ba là, Thương mại hàng hóa không chịu tác động bởi tâm lý, truyền thống văn hóa, tập quán, ngôn ngữ và cá tính của từng người vì hàng hóa là những vật vô tri vô giác nên dù có khi đi qua biên giới có bị kiểm soát những không phức tạp bằng thương mại dịch vụ.

Bốn là, Thương mại hàng hóa không có vai trò trung gian làm cầu nối như thương mại dịch vụ.

Ví dụ: Công ty A có trụ sở tại Anh ký hợp đồng mua 5.000 tấn gạo của công ty B có trụ sở tại Việt Nam qua đường vận tải đường biển. Hàng hóa sẽ được thanh toán trước 50% giá trị hợp đồng và sau khi công ty A nhận được hàng và kiểm tra không có sai phạm thì sẽ thanh toán nốt.

Đọc thêm các bài viết tại Luật thương mại

Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ gồm những gì?

Pháp luật thương mại hàng hóa gồm những nội dung như sau:

+ Hoạt động thương mại: Nguyên tắc áp dụng hoạt động thương mại và các loại hoạt động thương mại.

+ Pháp luật về hoạt động mua bán hàng hóa: Xác lập hợp đồng và điều kiện có hiệu lực của hợp đồng; Nội dung của hợp đồng; Thực hiện hợp đồng; 

Ngoài ra, còn có những hoạt động mua bán hàng hóa như mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa; hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa.

+ Pháp luật về cung ứng dịch vụ thương mại: Hợp đồng cung ứng dịch vụ, một số hoạt động thương mại như dịch vụ logistics, dịch vụ quá cảnh hàng hóa, dịch vụ giám định thương mại.

+ Pháp luật về hoạt động trung gian thương mại: đại diện cho thương nhân, mô giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa, đại lý thương mại

+ Một số hoạt động thương mại khác: Gia công hàng hóa; Đấu giá hàng hóa, dịch vụ; Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ; Cho thuê hàng hóa; Nhượng quyền thương mại.

+ Hoạt động xúc tiến thương mại: khuyến mại; quảng cáo thương mại; trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ; hội chợ, triển lãm thương mại.

+ Chế tài thương mại: buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng, các chế tài khác theo thỏa thuận hợp đồng và khiếu nại trong hợp đồng thương mại.

Các vấn đề pháp lý cần biết về thương mại hàng hóa Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật thương mại, gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN là gì?

Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN được gọi tắt là ATIGA, được ký vào tháng 2/2009 và có hiệu lực từ ngày 17/5/2010.

Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN là hiệp định toàn diện đầu tiên của ASEAN điều chỉnh toàn bộ hoạt động thương mại hàng hóa trong khu vực ASEAN và được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các cam kết cắt giảm bỏ thuế quan đã được thống nhất trong Hiệp định Ưu đãi thuế quan cùng với các hiệp định, nghị định thư có liên quan.

ATIGA là một trong những Hiệp định cơ bản của Cộng đồng kinh tế ASEAN, và ATIGA có tiền thân là Hiệp định Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT/AFTA) ký năm 1992.

Việt Nam tham gia ASEAN từ năm 1995 và bắt đầu thực hiện CEPT/AFTA từ năm 1996 và sau này tiếp tục thực hiện ATIGA. Nội dung liên quan: Phân biệt thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật đầu tư được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
Luật sư Nguyễn Hoài Thương

Luật sư Nguyễn Hoài Thương

https://everest.org.vn/luat-su-nguyen-hoai-thuong/ Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương được biết đến là một luật sư, chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp, hợp đồng, thương mại, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục. Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương gia nhập Công ty Luật TNHH Everest từ năm 2016 đến nay.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.60202 sec| 1011.883 kb