Các giao dịch thương mại điện tử ngày càng phát triển, đi kèm với nó là sự đòi hỏi đổi mới tiên phong trong dịch vụ logistics - khâu kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Vì thế, logistics trong thương mại điện tử được hình thành và nhanh chóng lan rộng trên thế giới.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Thương mại điện tử hay còn gọi là E-commerce, là mô hình bán hàng online thông qua kênh bán hàng trực tuyến.
Logistics là hoạt động thương mại, trong đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc khác nhau có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao.
Từ hai khái niệm trên, có thể hiểu Logistics trong thương mại điện tử là toàn bộ các hoạt động nhằm mục đích hỗ trợ việc vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng thông qua các giao dịch mua bán điện tử.
Để tìm hiểu thêm về kinh doanh dịch vụ logistics, tham khảo bài viết: Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics đối với nhà đầu tư nước ngoàiĐặc điểm của thương mại điện tử là có độ bao phủ thị trường rộng, mức độ phân tán hàng hóa cao, có quy mô nhỏ lẻ, với tần suất mua lớn, mặt hàng đa dạng và phong phú, thường yêu cầu thời gian giao hàng nhanh chóng và thu tiền tận nơi. Nhờ những điểm đặc thù này mà các dòng di chuyển hàng hóa được mở rộng đáng kể về phạm vi, khoảng cách, tính phức tạp, nên dịch vụ logistics trong thương mại điện tử có sự khác biệt rất lớn so với dịch vụ logistics truyền thống.
Phân phối trực tuyến mang đến lợi ích quan trọng là không phụ thuộc vào thời gian và địa điểm cung cấp, khách hàng có thể tự truy cập các thông tin về hàng hóa và kết nối giao dịch thông qua mọi thiết bị di động như laptop, máy tính bảng, điện thoại di động,… có kết nối mạng Internet. Điều này giúp bên sản xuất liên hệ trực tiếp với khách hàng và đáp ứng mong muốn của khách hàng về hàng hóa ngay lập tức và tại bất cứ đâu, bất kì thời điểm nào. Thêm vào đó, dịch vụ logistics trong thương mại điện tử có ưu đãi về giá và chi phí cho việc sản xuất, lưu kho, và phân phối ở mức chi phí thấp hơn so với dịch vụ logistics truyền thống.
Logistics trong thương mại điện tử đã có được hướng đi chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Điều đó cho thấy vai trò vô cùng quan trọng của việc ứng dụng thương mại điện tử vào logistics.
Trước đây logistics thực hiện theo cách truyền thống với hình thức vận chuyển chủ yếu là vận chuyển nguyên công (FCL – full container load), gây ra nhiều trở ngại và không phù hợp với ngành logistics hiện đại. Sau khi ứng dụng thương mại điện tử vào logistics biến ngành này trở thành logistics trong thương mại điện tử (E-Logisctics), kết hợp với nhu cầu mua hàng của khách hàng, hình thức vận chuyển hàng đơn lẻ (LCL – Less than container load) trở nên phổ biến và hợp lý hơn.
Xu hướng bán hàng online ngày một phát triển, đi kèm với yêu cầu giao hàng phân tán khắp nơi với số lượng lớn, các công ty logistics tại Việt Nam lại chưa lớn mạnh như các công ty logistics nước ngoài, nên hình thức vận chuyển đơn lẻ của logistics trong thương mại điện tử giúp hạn chế hàng tồn kho và tiết kiệm thêm nhiều chi phí.
Logistics trong thương mại điện tử có khả năng đáp ứng vấn đề tái cấu trúc chuỗi cung ứng do nhu cầu bán hàng đa kênh. Bán hàng đa kênh làm cho hoạt động mua bán hàng hóa dần không còn ranh giới giữa "thực" và "ảo", đòi hỏi sự thay đổi linh hoạt cả hai phương thức online và offline. Ứng dụng thương mại điện tử vào logistics giúp thỏa mãn yêu cầu mua hàng đa kênh của khách hàng.
Xem thêm các vấn đề về Luật Thương mại
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm