Logistics-những vấn đề pháp lý cần biết

view 1340
comment-forum-solid 0

Logistics là hoạt động rất phổ biến trong thương mại hàng hoá, Logistics có hiệu quả rất cao trong hoạt động mở rộng kinh doanh. Hoạt động này gồm những giai đoạn nào? pháp luật đã quy định như thế nào về vấn đề này.

Logistics Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật thương mại, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Logistics là gì?

Theo Điều 233 Luật Thương mại năm 2005 đã đưa ra quy định về dịch vụ logistics có thể hiểu Logistics là quá trình hình thành kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng di chuyển và lưu kho bãi. Logistics có thể hiểu là chuỗi những hoạt động hàng hoá như: Lưu trữ, đóng gói báo bì, lưu kho bãi, vận chuyển hàng hoá...

Các chuỗi dịch vụ logistics cụ thể?

Logistics là chuỗi những hoạt động liên quan đến hoạt động thương mại và vận chuyển hàng hoá. Logistics gồm những hoạt động sau:

Chu trình thứ nhất Inbound Logistics (Logistics đầu vào): chu trình này của logistics gồm những hoạt động tiếp nhận và lưu trữ hàng hoá vật liệu đầu vào từ bên cung cấp, giai đoạn này yêu cầu đảm bảo yếu tố đầu vào, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Chu trình thứ hai Outbound Logistics (Logistics đầu ra): chu trình tiếp theo của logistics bao gồm hoạt động lưu trữ kho bãi, phân phối sản phẩm đến các đơn vị nhỏ lẻ... giai đoạn này giúp tối ưu về thời gian, địa điểm.

Chu trình thứ ba Reverse Logistics (Logistics ngược): giai đoạn cuối của logistics gồm các hoạt động thu hồi sản phẩm lỗi, phế phẩm.. phát sinh sau giai đoạn phân phối sản phầm để giúp doanh nghiệp tái chế và xử lý sẩn phẩm.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics?

Khi kinh doanh dịch vụ logistics phải đáp ứng đủ những điều kiện sau:

Logistics Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật thương mại, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Điều kiện thứ nhất, về tư cách chủ thể

Theo quy định của pháp luật thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải đăng ký giấy phép kinh doanh. Doanh nghiệp có hoạt động logistics phải kinh doanh theo mô hình doanh nghiệp tư nhân, công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên hoặc công ty cổ phần. 

Điều kiện thứ hai, về tiêu chuẩn kĩ thuật

Các thương nhân muốn kinh doanh hoạt động logistics bắt buộc đáp ứng những yêu cầu vè kĩ thuật, những công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kĩ thuật khi thực hiện hoạt động kinh doanh. Các điều kiện tiêu chuẩn cần đáp ứng như: điều kiện về kho bãi, máy móc, dây chuyền đóng gói, cơ sở hạ tầng thông tin, phương tiện vận tải, ...

Điều kiện thứ ba, về trình độ chuyên môn

Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu về trình độ chuyên môn. Đội ngũ nhân viên cần được đào tạo bài bản đúng lĩnh vực, chuyên ngành, Ngoài ra cần có trách nhiệm cao với công việc.

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics đối với nhà đầu tư nước ngoài 

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong dịch vụ logistics?

Logistics Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật thương mại, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Quyền và nghĩa vụ của thương nhân 

Theo quy định của pháp luật thì bên thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

Thứ nhất, Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác.

Thứ hai, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng.

Thứ ba, Khi xảy ra trường hợp bất khả kháng có thể không thực hiện được một phần hoặc toàn bộ những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng để xin chỉ dẫn.

Thứ tư, thương nhân phải thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý.

Quyền và nghĩa vụ của khách hàng

logistics Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật thương mại, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Theo quy định của pháp luật thì quyền và nghĩa vụ của khách hàng khi tham gia dịch vụ logistics như sau:

Một là, được hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng; Hai là, phải cung cấp đầy đủ chỉ dẫn cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics; Ba là, phải cung cấp những thông tin chi tiết, đầy đủ, chính xác và kịp thời về hàng hoá cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics; Bốn là, phải đóng gói, ghi ký mã hiệu hàng hoá theo hợp đồng mua bán hàng hoá; Năm là, phải bồi thường thiệt hại, trả các chi phí hợp lý phát sinh khi khách hàng tự gây ra; Sáu là, khách hàng có nghĩa vụ thanh toán cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics mọi khoản tiền đã đến hạn thanh toán.

Các câu hỏi thường gặp về dịch vụ logistics?

Hợp đồng logistics phải được ký kết dưới hình thức nào?

Theo quy định, hợp đồng dịch vụ logistics là sự thỏa giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ với khách hàng. Vì thế theo Bộ luật dân sự đây là loại hợp đồng, nhưng có thể thực hiện hợp đồng dịch vụ dưới những hình thức sau: thể hiện bằng lời nói, được thoả thuận bằng văn bản hoặc xác lập bằng hành vi cụ thể (theo khoản 1 Điều 74 Luật Thương mại năm 2005).

Dịch vụ logistics của Việt Nam chủ yếu là gì?

Hiện nay ở nước ta có những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics nổi tiếng như: Vinatrans, Vinalinks, Sotrans… Còn lại thì phổ biến là các doạnh nghiệp có vốn hoá và quy mô nhỏ và vừa, chủ yếu làm các dịch vụ cung ứng đơn lẻ trong lãnh thổ việt Nam như: dịch vụ giao nhận, dịch vụ đóng gói, cho thuê kho bãi, dịch vụ hải quan.

Thương mại điện tử có được áp dụng trong logistics hay không?

Thương mại điện tử giữ vai trò tăng cường phục hổi cho logistics, trong khi logistics là một phần không thể thiếu trong chuỗi cung ứng của thương mại điện tử. Với tình hình dịch bệnh như hiện nay thì việc thay đổi về phương thức logistics trong thương mại điện tử  sẽ có tác động mạnh mẽ giúp phục hồi thúc đẩy ngành logistics phát huy hiệu quả hơn.

Mời bạn xem thêm những bài viết bổ ích về Luật Thương mại

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
Luật sư Nguyễn Bích Phượng

Luật sư Nguyễn Bích Phượng

https://everest.org.vn/luat-su-nguyen-bich-phuong/ Luật sư Nguyễn Bích Phượng có 4 năm kinh nghiệm làm việc tại Công ty Luật TNHH Everest: Xử lý các vụ án liên quan đến tranh chấp về thừa kế, hôn nhân- gia đình, dân sự, lao động, doanh nghiệp.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.77888 sec| 1026.523 kb