Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng hình thức đại lý làm cầu nối để phát triển, mở rộng phạm vi kinh doanh. Hình thức này giúp doanh nghiệp mang sản phẩm của thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng. Dưới đây là những thông tin cần lưu ý.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật thương mại, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Đại lý được hiểu là nơi đại diện bán hàng cho công ty. Nó được coi như cầu nối, là bộ phận trung gian giữa công ty và người tiêu dùng. Công ty sẽ thoả thuận với chủ đại lý và cho phép đại lý nhân danh mình để bán các mặt hàng cho người tiêu dùng.
Theo quy định của pháp luật tại Điều 166 Luật Thương mại năm 2005 định nghĩa cụ thể về đại lý thương mại: đây được coi là hoạt động thương mại, bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.
Hiện nay có rất nhiều hình thức đại lý uỷ quyền thương mại dưới đây là 03 loại đại lý theo quy định của pháp luật là: Đại lý bao tiêu, đại lý độc quyền và tổng đại lý phổ biến nhất và một số hình thức khác nữa.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật thương mại, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Đây là một trong những hình thức đại lý uỷ quyền, theo đó phía đại lý phải thực hiện mua hoặc bán một khối lượng hàng hóa nhất định theo yêu cầu của phía công ty.
Với hình thức đại lý này, phía doanh nghiệp cung ứng hàng hóa sẽ cung cấp sản phẩm với một mức giá đã thoả thuận trước cho đại lý nhưng bên đại lý lại có quyền quyết định mức giá bán sản phẩm. Lợi nhuận của bên đại lý là phần chênh lệch giữa giá mua vào và giá bán ra.
Đây là một loại hình đại lý uỷ quyền tức là chỉ có một tại một khu vực nhất định. Đại lý này là đơn vị suy nhất tại khu vực mà phía công ty trao quyền cung ứng sản phẩm dịch vụ cho bên đại lý.
Hình thức này là phía đại lý uỷ quyền sẽ tạo dựng một hệ thống thuộc tổng đại lý cùng thực hiện nhiệm vụ cung ứng dịch vụ, tổng đại lý có tư cách pháp nhân và đứng ra đại diện cho các đại lý nhỏ khác.
Ngoài các hình thức đại lý uỷ quyền phía trên, pháp luật Việt Nam còn cho phép các cá nhân, tổ chức kinh doanh theo hình thức khác ví dụ như đại lý hoa hồng hay đại lý cấp 1, đại lý cấp 2 theo sự phân định và thỏa thuận giữa bên giao đại lý và bên đại lý.
Mời bạn tham khảo bài viết này về những Điểm cần lưu ý về hợp đồng đại lý
Pháp luật thương mại đã quy định về quyền và nghĩa vụ của đại lý uỷ quyền là thương nhân giao hàng hoá cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân uỷ quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ.
Theo quy định của pháp luật thì trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên giao đại lý có các quyền sau đây:
Thứ nhất, bên giao đại lý được quyền ấn định giá bán, mua hàng, giá cung ứng cho bên đại lý;
Thứ hai, bên giao đại lý được quyền ấn định giá giao cho bên đại lý;
Thứ ba, bên giao đại lý có quyền yêu cầu bên đại lý thực hiện biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật;
Thứ tư, bên giao đại lý có quyền yêu cầu bên đại lý thanh toán tiền hoặc giao hàng theo hợp đồng đại lý;
Thứ năm, bên giao đại lý được phép Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng đại lý thương mại của bên đại lý.
Nghĩa vụ của bên giao đại lý
Pháp luật đã quy định cụ thể trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên giao đại lý có các nghĩa vụ sau đây:
Thứ nhất, bên giao đại lý phải hướng dẫn, cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho bên đại lý;
Thứ hai, bên giao đại lý phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của bên đại lý;
Thứ ba, bên giao đại lý có nghĩa vụ trả thù lao và các chi phí hợp lý khác cho bên đại lý;
Thứ tư, bên giao đại lý có nghĩa vụ hoàn trả cho bên đại lý tài sản của bên đại lý;
Thứ năm, bên giao đại lý phải có trách nhiệm liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên đại lý.
Pháp luật thương mại đã quy định cụ thể các trường hợp bên đại lý có các quyền sau đây:
Thứ nhất là, bên đại lý có quyền giao kết hợp đồng đại lý với một hoặc nhiều bên giao đại lý;
Thứ hai là, bên đại lý có quyền yêu cầu bên giao đại lý giao hàng hoặc tiền theo hợp đồng đại lý;
Thứ ba là, bên đại lý có quyền yêu cầu bên giao đại lý hướng dẫn, cung cấp thông tin và các điều kiện khác có liên quan để thực hiện hợp đồng đại lý;
Thứ bốn là, bên đại lý có quyền quyết định giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng đối với đại lý bao tiêu;
Thứ năm là, bên đại lý được hưởng thù lao, các quyền và lợi ích hợp pháp khác do hoạt động đại lý mang lại.
Nghĩa vụ của bên đại lý
Theo quy định của pháp luật thì trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên đại lý có các nghĩa vụ sau đây:
Thứ nhất là, Bên đại lý phải có nghĩa vụ mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng theo giá hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ do bên giao đại lý ấn định;
Thứ hai là, bên đại lý phải có nghĩa vụ thực hiện đúng các thỏa thuận về giao nhận tiền, hàng với bên giao đại lý;
Thứ ba là, bên đại lý phải thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật;
Thứ tư là, bên đại lý có nghĩa vụ phải thanh toán cho bên giao đại lý tiền bán hàng đối với đại lý bán; giao hàng mua đối với đại lý mua; tiền cung ứng dịch vụ đối với đại lý cung ứng dịch vụ;
Thứ năm là, bên đại lý có nghĩa vụ bảo quản hàng hoá sau khi nhận đối với đại lý bán hoặc trước khi giao đối với đại lý mua;
Thứ sáu là, bên đại lý phải liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ trong trường hợp có lỗi do mình gây ra;
Thứ bảy là, bên đại lý phải chịu sự kiểm tra, giám sát của bên giao đại lý và báo cáo tình hình hoạt động đại lý với bên giao đại lý.
Pháp luật đã quy định cụ thể về Thù lao như sau:
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật thương mại, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Trường hợp một, khi các bên không có thoả thuận khác thì thù lao đại lý được trả cho bên đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc sự chênh lệch giá.
Trường hợp hai, thù lao hoa hồng tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ.
Trường hợp ba, Thù lao đại lý được hưởng chênh lệch giá.
Trường hợp bốn, Mức thù lao khác thực tế mà các bên đã thoả thuận trước đó.
Căn cứ theo Điều 176 của Luật Thương mại năm 2015 quy định về thanh toán trong đại lý này như sau: Quy định về việc thanh toán tiền hàng, thù lao đại lý và tiền cung ứng dịch vụ phải được thực hiện thành từng giai đoạn sau khi bên đại lý hoành thành việc thực hiện mua bán hàng hoá hoặc lượng cung ứng nhất định.
Theo quy định của pháp luật thì thời hạn đại lý Luật Thương mại năm 2005 cụ thể như sau:
Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể có thoả thuận hoặc không, thời hạn đại lý chỉ có thể chấm dứt sau một khoảng thời gian hợp lý nhưng không sớm hơn sáu mươi ngày, thời gian được tính trong thời gian hai bên thông báo bằng văn bản cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng đại lý và những trường hợp cụ thể khác phụ thuộc và thoả thuận.
Mời bạn xem thêm những bài viết bổ ích về Luật thương mại
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm