Tất tần tật các vấn đề pháp lý về thương mại quốc tế

view 858
comment-forum-solid 0

Thương mại quốc tế là từ ngữ được sử dụng rất phổ biến trong quan hệ quốc tế, nhưng không phải ai cũng định nghĩa được thuật ngữ này là gì? và những đặc điểm của nó. Dưới đây là những thông tin cơ bản về vấn đề này.

thương mai quoc te 

1- Thương mại quốc tế là gì?

Về lý thuyết thương mại quốc tế là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Có thể hiểu rằng đó là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất qua biên giới giữa các quốc gia, và là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất giữa các tổ chức cá nhân trong nước với đối tác nước ngoài.

2- Đặc điểm của thương mại quốc tế

Thứ nhất, về chủ thể hoạt động thương mại

Chủ thể hoạt động chủ yếu là Thương nhân, có thể hiểu thương nhân dùng để chỉ những chủ thể thực hiện hoạt động thương mại gồm tổ chức kinh tế được thành lập một cách hợp pháp, cá nhân họat động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có thực hiện việc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, Mục đích của hoạt động thương mại: Mục đích chính của hoạt động thương mại là giúp các thương nhân sinh lợi nhuận, sinh lời.

Thứ ba, Nội dung của hoạt động thương mại: Nội dung hoạt động thương mại gồm hai nhóm hoạt động cơ bản là mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ.

Thứ tư, Hàng hóa và dịch vụ các chủ thể được phép kinh doanh: Chủ thể hoạt động thương mại tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật, trên tất cả các lĩnh vực, ngành nghề theo quy định của pháp luật.

Thứ năm, Phạm vi thực hiện hoạt động thương mại: Phạm vi thực hiện hoạt động thương mại không chỉ giới hạn trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà còn được thực hiện ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam, trong phạm vi khu vực và thế giới, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và phù hợp với xu thế toàn cầu hoá, mở cửa nền kinh tế.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

3- Vai trò của thương mại quốc tế

Được coi là ngành có vai trò rất quan trọng trong việc phép các quốc gia trao đổi hàng hoá, đa dàng mặt hàng trên thị trường trong và ngòai nước, mở rộng quy mô sản xuất trong nước.

Hiện nay nó không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là mua bán trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia mà thể hiện sự phụ thuộc tất yếu của các quốc gia vào phân công lao động quốc tế thông qua chuỗi cung ứng quốc tế. 

4- Thương mại quốc tế ở Việt Nam gồm những gì?

Trước đây khi nhắc đến thuật ngữ này có thể nghĩ ngay đến hai hình thức xuất khẩu và nhập khẩu. Những hiện nay có thể được tiếp cận với hai loại hình sau:  hàng hóa và dịch vụ.

thương mai quoc te 

[a] Thương mại quốc tế về hàng hóa

Bao gồm 2 loại hình sau:

Một là, về hàng hóa hữu hình là tất cả các hoạt động thương mại hàng hóa có thể nhìn thấy được, như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nông sản,....

Hai là, về hàng hóa vô hình gồm những hoạt động thương mại hàng hóa không nhìn thấy được như quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả, quyền sở hữu đối với nhãn hiệu,....

Tham khảo bài viết về xúc tiến thương mại quốc tế

[b] Thương mại quốc tế về dịch vụ

Dịch vụ được xem như một ngành kinh tế thứ ba bởi nó ngày càng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Nhưng với những tính chất phức tạp của ngành này nên ngay cả Hiệp định chung về Thưomg mại và dịch vụ trong khuôn khổ WTO (GATS) cũng không có khái niệm cụ thể. Trong khuôn khổ WTO, GATS không có quy định chính thức về cách thức phân loại dịch vụ. Tuy nhiên, Ban Thư kí của WTO đã chia các hoạt động dịch vụ thành 12 ngành với 155 phân ngành dịch vụ (mỗi ngành bao gồm nhiều phân ngành), gồm nhiều loại hình và được mô tả cụ thể.

[c] Ví dụ về thương mại quốc tế ở Việt Nam

Việt Nam là đất nước đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo đạt 2 tỷ USD trng 7 tháng đầu năm. Bảy tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản đạt 22,3 tỷ USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng thặng dư lên tới 5,2 tỷ USD, tăng hơn 3,8%. Ngoài ra Việt Nam đã mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu thông qua các hiệp định như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Châu âu (EVFTA), EEC, UKFTA loại bỏ rào cản thương mại quốc tế. Năm 2021, với mức thuế ưu đãi trong các hiệp định trên, gạo Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh và cơ hội tăng trưởng tại EU, Anh và các nước thuộc Liên minh Á–Âu.

[d] Thực trạng thương mại quốc tế ở Việt Nam

Thương mại quốc tế ở Việt Nam đã phát triển từ cơ chế tương đối hạn chế sang cơ chế mở như hiện nay. Những kết quả đã đạt được rất: 

Thứ nhất, Tỷ trọng xuất khẩu (và nhập khẩu) trong nền kinh tế tăng gấp 10 lần từ 1988 đến 2008

Thứ hai, Thu nhập đầu người tăng từ $130 vào đầu thập kỷ 90 lên $800 vào 2008.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực tư pháp quốc tế của Công ty Luật TNHH Everest

5- Một số câu hỏi thường gặp

[a] Khi nào thì áp dụng tập quán thương mại quốc tế?

Tập quán quốc tế về thương mại sẽ được áp dụng trong ngành này khi: Thứ nhất, Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế quy định. Thứ hai, Các điều ước quốc tế liên quan quy định. Thứ ba, Luật thực chất (luật quốc gia) do các bên lựa chọn không có hoặc có nhưng không đầy đủ.

[b] Thương mại quốc tế tăng có nghĩa là gì? 

Phản ánh những yếu tố kinh tế sau: Một là, nền kinh tế các nước trên thế giới quan hệ chặt chẽ, phụ thuộc lẫn nhau.

Hai là, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tất cả các nước trên thế giới cao.

Ba là, thu nhập quốc dân của tất cả các nước trên thế giới tăng.

Bốn là, các công ti xuyên quốc gia đẩy mạnh hoạt động ở các nước đang phát triển.

[c] Luật Thương mại quốc tế học trường nào?

Với tầm ảnh hưởng của ngành này, việc nắm chắc những vấn đề pháp lý về mảng rất quan trọng và là công việc được nhiều người săn đón, dưới đây là những trường Đại học có chương trình đào tạo ngành này.

Một là, Trường Đại học Luật Hà Nội

Hai là, Trường Đại học quốc gia Hà Nội

Ba là, Đại học Mở Hà Nội

Bốn là, Học viện ngoại giao

Xem thêm: So sánh tập quán thương mại quốc tế Incoterm 2010 và Incoterm 2020

[d] Trung tâm thương mại quốc tế ITC có nhiệm vụ gì

Trung tâm ITC là cơ quan chung của Tổ chức Thương mại Thế giới và Liên Hợp Quốc. Gần đây Trong khuôn khổ hợp tác giữa Bộ Công Thương và Trung tâm thương mại quốc tế (ITC) thuộc tổ chức Liên Hợp quốc và WTO có nhiệm vụ như sau:

Thứ nhất, Mục tiêu tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam

Thứ hai, Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu thông qua việc nắm bắt và tích hợp các chiến lược kinh doanh bền vững.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest

6- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Tất tần tật các vấn đề pháp lý về thương mại quốc tế được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Tất tần tật các vấn đề pháp lý về thương mại quốc tế có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư  vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn

Luật sư Nguyễn Bích Phượng

Luật sư Nguyễn Bích Phượng

https://everest.org.vn/luat-su-nguyen-bich-phuong/ Luật sư Nguyễn Bích Phượng có 4 năm kinh nghiệm làm việc tại Công ty Luật TNHH Everest: Xử lý các vụ án liên quan đến tranh chấp về thừa kế, hôn nhân- gia đình, dân sự, lao động, doanh nghiệp.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.10636 sec| 1043.93 kb