Nội dung bài viết [Ẩn]
Doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng quy mô kinh doanh, huy động đa dạng nguồn vốn thì loại hình Công ty Cổ phần có lợi thế hơn cả. Trong quá trình hoạt động Công ty TNHH một thành viên có thể chuyển đổi thành Công ty cổ phần để phù hợp với nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.
Bài viết được thực hiện bởi chuyên viên pháp lý Hồ Thị Ngọc Ánh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài (24/7): 1900 6198Công ty cổ phần có những ưu điểm và nhược điểm, Công ty TNHH 1 thành viên khi muốn chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp này cần lưu ý.
Chế độ trách nhiệm của Công ty cổ phần cũng giống công ty TNHH 1 thành viên là trách nhiệm hữu hạn. Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp. Nên mức độ rủi ro của các cổ đông không cao.
Cơ cấu vốn của Công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty.
Khả năng huy động vốn của Công ty cổ phần rất cao. Thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng. Công ty cổ phần có thể phát hành trái phiếu. Đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần.
Việc chuyển nhượng vốn trong Công ty cổ phần là tương đối dễ dàng.
Việc quản lý và điều hành Công ty cổ phần rất phức tạp.
Ngoài ra mức thuế tương đối cao. Vì ngoài thuế mà công ty phải thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Các cổ đông còn phải chịu thuế thu nhập bổ sung từ nguồn cổ tức và lãi cổ phần.
Khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính bị hạn chế. Do công ty phải công khai và báo cáo với các cổ đông.
Việc quản lý, điều hành công ty cổ phần cũng phức tạp hơn. Do bị ràng buộc về chế độ tài chính, kế toán.
Công ty cổ phần là doanh nghiệp có từ ba cổ đông nên và không hạn chế số lượng cổ đông tối đa. Theo quy định của Luật doanh nghiệp, công ty TNHH một thành viên phải chuyển đổi thành công ty cổ phần trong các trường hợp sau:
Chủ sở hữu công ty chuyển nhượng/tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp cho tổ chức cá nhân khác dẫn đến số lượng thành viên của công ty sau khi nhận chuyển nhượng/tặng cho phần vốn góp có từ ba thành viên trở nên.
Chủ sở hữu huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn dẫn đến số lượng thành viên của công ty sau khi nhận chuyển nhượng/tặng cho phần vốn góp có từ ba thành viên trở nên.
Kết hợp phương thức trên.
Theo quy định tại khoản 4 điều 25 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty TNHH một thành viên thành công ty cổ phần bao gồm các tài liệu như sau:
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (thực hiện theo biểu mẫu số I-4 quy định tại thông tư 20/2015/TT-BKHĐT).
Điều lệ công ty cổ phần (Điều lệ phải có đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật về như: Tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ của công ty...).
Danh sách cổ đông sáng lập của công ty (thực hiện theo biểu mẫu số I-7 quy định tại thông tư 20/2015/TT-BKHĐT).
Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (thực hiện theo biểu mẫu số II-1 quy định tại thông tư 20/2015/TT-BKHĐT).
Hợp đồng chuyển nhượng/tặng cho và các giấy tờ hoàn tất việc chuyển nhượng/tặng cho đối với chủ sở hữu công ty chuyển nhượng/tặng cho một phần vốn điều lệ cho các tổ chức, cá nhân khác.
Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
Bản sao có chứng thực CMND/hộ chiếu/căn cước công dân hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân khác của các cổ đông công ty đối với trường hợp cổ đông là cá nhân và bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác đối với trường hợp cổ đông của công ty là tổ chức.
Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ gốc.
Cơ quan giải quyết: Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính.
Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan đăng ký kinh doanh nhận được hồ sơ hợp lệ.
Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ghi nhận việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty TNHH một thành viên thành công ty cổ phần.
Lưu ý: Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty TNHH một thành viên thành công ty cổ phần được thực hiện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có sự thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Quá thời hạn trên, công ty có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 50/2016/NĐ-CP. Mức xử phạt vi phạm hành chính phụ thuộc vào số ngày vượt quá thời hạn quy định về việc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp không làm thay đổi trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp. Theo đó, công ty cổ phần sau khi được chuyển đổi loại hình từ công ty TNHH một thành viên đương nhiên kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp và chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty gồm cả nợ thuế, nợ bảo hiểm và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty TNHH một thành viên trước khi chuyển đổi.
Do công ty TNHH một thành viên chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thành công ty cổ phần sẽ làm thay đổi nội dung con dấu (thay đổi tên công ty). Như vậy, công ty phải khắc lại mẫu dấu để phù hợp với tên của công ty sau khi thay đổi. Hiện nay công ty tự quyết định hình thức, nội dung, số lượng con dấu và tự tiến hành khắc dấu, cơ quan công an không quản lý mẫu dấu của công ty. Tuy nhiên, nội dung của con dấu phải đảm bảo có đầy đủ các thông tin như: tên doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp.
Sau khi khắc dấu, doanh nghiệp tiến hành thủ tục thông báo về việc thay đổi mẫu con dấu tới cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính. Đối chiếu với quy định của pháp luật, trình tự thủ tục thay đổi mẫu dấu của doanh nghiệp được thực hiện như sau:
Thành phần hồ sơ: Thông báo thay đổi mẫu dấu (theo mẫu số II-9 quy định tại thông tư 20/2015/TT-BKHĐT); Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục hành chính.
Cơ quan giải quyết: Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính.
Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc.
Kết quả: Thông báo của cơ quan đăng ký kinh doanh về việc đã đăng tải mẫu con dấu.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm