Tín chấp tài sản là một hình thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, trong đó có tổ chức chính trị – xã hội cơ sở cam kết với các tổ chức tín dụng bằng uy tín của mình nhằm bảo đảm cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại các tổ chức tín dụng để tổ chức, kinh doanh, làm dịch vụ theo quy định của pháp luật.
Bài viết được thực hiện bởi chuyên viên pháp lý Đinh Thị Thương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài (24/7): 1900 6198Điều 344 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Tổ chức chính trị-xã hội tại cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng khác để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo quy định của pháp luật”.
Từ quy định trên cho thấy ngoài các biện pháp bảo đảm bằng tài sản, hợp đồng tín dụng có thể được bảo đảm bằng uy tín của các tổ chức chính trị-xã hội.
Khi các thành viên nghèo của mình có nhu cầu vay vốn để sản xuất, kinh doanh hoặc làm dịch vụ mà không có tài sản bảo đảm, các tổ chức chính trị-xã hội bằng uy tín của mình để bảo đảm trước các tổ chức tín dụng cho thành viên của mình vay vốn. Khi đứng ra bảo đảm, các tổ chức này phải xác nhận theo yêu càu của tổ chức tín dụng về điều kiện, hoàn cảnh của cá nhân, hộ gia đình nghèo khi vay vốn tại tổ chức tín dụng đó đồng thời phải chủ động hoặc phối hợp chặt chẽ với tổ chức tín dụng giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn; giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả; đôn đốc trả nợ đầy đủ, đúng hạn cho tổ chức tín dụng. Tổ chức chính trị-xã hội có quyền từ chối bảo đảm bằng tín chấp, nếu xét thấy cá nhân, hộ gia đình nghèo không có khả năng sử dụng vốn vay để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ và trả nợ cho tổ chức tín dụng.
Tín chấp là việc tổ chức chính trị xã hội tại cơ sở bằng uy tín của mình để bảo đảm cho thành viên của mình vay vốn tại các tổ chức tín dụng bằng việc xác nhận về điều kiện, hoàn cảnh của cá nhân, hộ gia đình nghèo khi vay vốn và phối hợp chặt chẽ với tổ chức tín dụng giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn; giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả; đôn đốc trả nợ đầy đủ, đúng hạn cho tổ chức tín dụng.
Chủ thể được vay tín chấp bao gồm cá nhân, hộ gia đình nghèo. Sở dĩ, chỉ cá nhân, hộ gia đình nghèo mới được vay tín chấp bởi lẽ biện pháp tín chấp không đòi hỏi cá nhân, hộ gia đình phải dùng lợi ích vật chất để bảo đảm, phù hợp với điều kiện kinh tế của cá nhân, hộ gia đình nghèo. Hơn nữa, vay tín chấp tại các Ngân hàng chính sách xã hội là chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước nhằm thực hiện công cuộc xóa đói, giảm nghèo cho nhân dân.
Quy định này xuất phát từ việc tổ chức chính trị – xã hội là bên đứng ra bảo đảm cho khoản vay của cá nhân, hộ gia đình nghèo nên họ phải nắm rõ tình hình kinh tế, giáo dục, y tế,… của người vay. Do đó, cá nhân, hộ gia đình nghèo phải là thành viên của những tổ chức này.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Khác với các biện pháp bảo đảm khác, tín chấp là biện pháp duy nhất trong các biện pháp bảo đảm đang được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự 2015 có đối tượng không phải là lợi ích vật chất. Đối tượng của biện pháp tín chấp là uy tín, cụ thể là uy tín của các tổ chức chính trị – xã hội.
Sở dĩ, uy tín có thể trở thành một đối tượng của biện pháp bảo đảm bởi:
Mặc dù uy tín không phải là lợi ích vật chất nhưng việc bảo đảm bằng uy tín được thừa nhận từ lâu đời trong cả đời sống xã hội và trong các văn bản pháp lý.
Uy tín của chủ thể là yếu tố quan trọng trong việc xác định giá trị của con người cũng như của tổ chức. Thực tế cho thấy, rất nhiều các chủ thể coi trọng uy tín hơn tiền bạc, đặc biệt là đối với các chủ thể làm ăn, kinh doanh thì chữ tín được đặt hàng đầu. Đặc biệt hơn nữa, uy tín là một trong số ít các giá trị nhân thân được pháp luật thừa nhận bảo vệ ngay cả sau khi cá nhân chết.
Bên được bảo đảm có quyền lựa chọn biện pháp bảo đảm bằng tín chấp để có điều kiện thuận lợi phục vụ đời sống, sản xuất, kinh doanh… của mình.
Thứ nhất, sử dụng vốn vay đúng mục đích đã cam kết
Với mục tiêu xóa đói, giảm nghèo nhằm cải thiện chất lượng đời sống cho cá nhân, hộ gia đình thì những chủ thể này khi vay vốn phải sử dụng vốn theo đúng mục đích đã cam kết nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Hơn nữa, việc cá nhân, hộ gia đình nghèo sử dụng vốn vay đúng mục đích nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong việc khai thác vốn vay, qua đó bảo đảm cho việc trả nợ của cá nhân, hộ gia đình nghèo với các tổ chức tín dụng.
Thứ hai, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức tín dụng và tổ chức chính trị – xã hội kiểm tra việc sử dụng vốn vay.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm