Doanh nghiệp tư nhân là một loại hình doanh nghiệp được nhiều người lựa chọn để tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình. Vậy ngoài hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó, doanh nghiệp tư nhân có được góp vốn thành lập công ty không?
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 19006198Để giải đáp được vấn đề này, cần phải nắm được đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân:
(i) Tất cả các chủ thể đều có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân trừ các trường hợp bị pháp luật cấm không được thành lập doanh nghiệp. Toàn bộ vốn của doanh nghiệp tư nhân đều chỉ do một cá nhân là chủ doanh nghiệp tư nhân đầu tư và tài sản đó không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
(ii) Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với cơ cấu tổ chức, quản lý điều hành doanh nghiệp tư nhân, có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận của doanh nghiệp tư nhân sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ tài chính, có quyền quyết định thay đổi số phận pháp lý của doanh nghiệp tư nhân như bán doanh nghiệp, giải thể doanh nghiệp, cho thuê doanh nghiệp
Một chủ thể có tư cách pháp nhân phải thỏa mãn các yếu tố sau: được thành lập một cách hợp pháp, có cơ cấu tổ chức cụ thể rõ ràng, có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân và tự chịu trách nhiệm đối với tài sản của mình và nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Doanh nghiệp tư nhân có tài sản không tách rời với tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, do đó doanh nghiệp tư nhân không có tài sản độc lập nên không thể có tư cách pháp nhân.
(i) Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn đối với mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân không tách rời với tài sản của doanh nghiệp nên đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính của công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân phải dùng cả tài sản không dùng vào việc kinh doanh nhưng thuộc sở hữu của mình bên cạnh số vốn đầu tư đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh. trong trường hợp số vốn đó không đủ để thanh toán các khoản nợ phát sinh.
(ii) Để đảm bảo khả năng trả nợ của doanh nghiệp tư nhân đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, luật quy định rằng: mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
Khi muốn tăng vốn đầu tư vào doanh nghiệp tư nhân chỉ có cách là chủ doanh nghiệp tư nhân tự đầu tư thêm vốn vào doanh nghiệp, đi vay tài chính hoặc lấy từ tài sản tặng, cho,… khiến cho khả năng huy động vốn của doanh nghiệp tư nhân thấp hơn công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
Khoản 4 điều 183 Luật doanh nghiệp năm năm 2014 đã quy định rằng, Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần, tức nghĩa là doanh nghiệp tư nhân không được thực hiện việc góp vốn thành lập nên công ty mới.
Điều này là do chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với hoạt động công ty của doanh nghiệp mình nên để đảm bảo trách nhiệm đó đối với doanh nghiệp, họ không được góp vốn thành lập các công ty khác tránh trường hợp tài sản của họ không thể gánh được hết tất cả các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ hai công ty trở lên.
Mặt khác, theo quy định điểm đ khoản 2 điều 18 Luật doanh nghiệp, tổ chức không có tư cách pháp nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp, và doanh nghiệp tư nhân cũng không có tư cách pháp nhân nên không được quyền thành lập doanh nghiệp.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm