Mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán công đoàn

Bởi Phạm Nhật Thăng - 28/06/2021
view 9345
comment-forum-solid 0
Công việc của kế toán công đoàn trong công tác kế toán được quy định trong Hướng dẫn số 270/HD-TLĐ của Tổng liên đoàn lao động Việt nam, ngày 11/03/2014 về thực hiện Quy chế quản lý tài chính công đoàn và Chế độ kế toán đối với công đoàn cơ sở.

1- Kế toán công đoàn và người làm kế toán công đoàn

Hướng dẫn số 270/HD-TLĐ của Tổng liên đoàn lao động Việt nam, ngày 11/03/2014 về thực hiện Quy chế quản lý tài chính công đoàn và Chế độ kế toán đối với công đoàn cơ sở:

Công đoàn cơ sở có bộ máy quản lý tài chính là Ban, bộ phận, mạng lưới tài chính công đoàn cơ sở; Chủ tịch công đoàn cơ sở là chủ tài khoản. Đối với Công đoàn cơ sở có đông công nhân viên chức lao động, có thể phân công Phó Chủ tịch hoặc Ủy viên thường vụ phụ trách công tác tài chính, ủy quyền chủ tài khoản.

- Ban Chấp hành (Ban Thường vụ) công đoàn cơ sở phân công người có nghiệp vụ kế toán làm kiêm nhiệm kế toán và kiêm nhiệm thủ quỹ công đoàn (công đoàn cơ sở không được bố trí Chủ tài khoản kiêm kế toán; kế toán kiêm thủ quỹ).

- Công đoàn bộ phận phân công 01 Ủy viên Ban chấp hành công đoàn bộ phận trực tiếp phụ trách công tác tài chính để tổ chức thu, nộp đoàn phí, thanh quyết toán các khoản chi tiêu với công đoàn cơ sở theo phân cấp của công đoàn cơ sở.

- Đoàn phí công đoàn do tổ trưởng công đoàn trực tiếp thu và nộp cho công đoàn bộ phận hoặc công đoàn cơ sở. Trường hợp thu đoàn phí qua lương, công đoàn cơ sở quy định việc nộp tiền đoàn phí đã thu cho công đoàn cơ sở theo đúng quy định.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về tổ chức lại doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

2- Nội dung của kế toán công đoàn

[a] Công tác quản lý tài chính, tài sản của công đoàn cơ sở

  • Lập báo cáo dự toán thu, chi tài chính.
  • Lập báo cáo quyết toán thu, chi tài chính.
  • Công khai tài chính.
  • Quản lý tài sản.
  • Quản lý tiền gửi ngân hàng, quỹ tiền mặt.

[b] Công tác kế toán công đoàn cơ sở

Chứng từ kế toán

- Lập chứng từ kế toán

- Ký chứng từ kế toán

- Danh mục chứng từ kế toán:

  • Bảng thanh toán tiền lương cán bộ công đoàn chuyên trách

  • Bảng thanh toán phụ cấp cán bộ công đoàn.

  • Giấy đi đường

  • Phiếu thu

  • Phiếu chi

  • Giấy đề nghị tạm ứng

  • Giấy thanh toán tạm ứng

  • Biên bản kiểm quỹ tiền mặt

  • Bảng kê chi tiền cho người dự hội thảo, tập huấn

  • Phiếu thăm hỏi đoàn viên

  • Giấy đề nghị trợ cấp khó khăn

  • Quyết định trợ cấp khó khăn

  • Thông báo đóng kinh phí công đoàn

  • Thông báo cấp kinh phí công đoàn

  • Đề nghị đóng kinh phí công đoàn

  • Bản xác nhận về việc đóng kinh phí công đoàn

Sổ kế toán

Mỗi công đoàn cơ sở có 01 hệ thống sổ kế toán cho 01 kỳ kế toán năm.

Trách nhiệm của kế toán

  • Mở sổ, khóa sổ, đóng dấu giáp lai, quản lý, ghi sổ kế toán theo quy định của Chế độ kế toán HCSN.

(i) Ghi sổ kế toán

  • Kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lệ để ghi sổ kế toán.Không dùng mực đỏ, chì để ghi sổ kế toán.

  • Chữ viết rõ ràng, liên tục, có hệ thống, khi hết trang phải cộng trang để mang sang đầu trang sau kế tiếp. Khi sửa chữa phải theo đúng phương pháp quy định của Luật Kế toán.

(ii) Khóa sổ kế toán

  • Cuối kỳ kế toán, kế toán Công đoàn cơ sở kiểm tra đối chiếu giữa các sổ kế toán, khóa sổ kế toán để cung cấp số liệu lập Báo cáo Tài chính.

Danh mục sổ kế toán

  • Sổ quỹ tiền mặt,

  • Sổ tiền gửi ngân hàng,

  • Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ,

  • Sổ đoàn phí,

  • Sổ thu, chi tài chính công đoàn cơ sở,

  • Sổ theo dõi tạm ứng,

  • Sổ theo dõi cấp phát cho công đoàn cơ sở,

  • Sổ theo dõi thu nộp của công đoàn cơ sở,

  • Sổ theo dõi vay, đầu tư tài chính,

  • Sổ thu chi quỹ xã hội,

  • Sổ theo dõi các khoản phải trả.

Báo cáo tài chính

  • Danh mục báo cáo tài chính,

  • Lập báo cáo tài chính.

Kế toán và lập báo cáo thu, chi hoạt động xã hội

  • Công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động xã hội như: Huy động đóng góp của cán bộ công chức lao động, đoàn viên ủng hộ vùng bão lụt...

  • Số tiền thu được giao thủ quỹ công đoàn cơ sở quản lý. 

  • Căn cứ chứng từ thu, chi phát sinh, kế toán công đoàn phản ánh vào sổ chi tiết thu, chi quỹ hoạt động xã hội cho từng loại quỹ huy động.

  • Cuối năm lập báo cáo thu, chi các loại quỹ huy động với Ban Chấp hành (Ban Thường vụ) công đoàn cơ sở và công khai đến đối tượng huy động.

Lưu trữ chứng từ kế toán

(i) Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 10 năm gồm:

  • Chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính,

  • Biên bản tiêu hủy tài liệu kế toán lưu trữ,

  • Tài liệu khác có liên quan đến ghi sổ kế toán  và lập báo cáo tài chính,

  • Tài liệu kế toán liên quan đến thanh lý, nhượng bán TSCĐ,

  • Tài liệu kế toán và báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành,

  • Tài liệu kế toán liên quan đến thành lập, sáp nhập,.. của đơn vị kế toán, kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của cơ quan có thẩm quyền.

(ii) Tiêu hủy tài liệu kế toán:

  • Tài liệu hết thời hạn lưu trữ được tiêu hủy,

  • Chủ tài khoản thành lập hội đồng tiêu hủy tài liệu kế toán,

  • Hội đồng tiêu hủy lập danh mục tài liệu tiêu hủy, biên bản tiêu hủy tài liệu kế toán hết thời hạn tiêu hủy trước khi tiêu hủy.

Bàn giao tài chính

(i) Bàn giao tài chính khi thay đổi chủ tài khoản, kế toán, thủ quỹ.

  • Khi thay đổi Chủ tịch Công đoàn cơ sở (Chủ tài khoản). Kế toán khóa sổ kế toán và lập biên bản bàn giao tài chính cho Chủ tịch công đoàn mới,

  • Khi thay đổi kế toán phải khóa sổ kế toán. Và lập biên bản bàn giao tài chính cho kế toán mới. (bao gồm cả chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo, dự toán, quyết toán thu, chi),

  • Khi thay đổi Thủ quỹ phải lập biên bản bàn giao quỹ cho Thủ quỹ mới.

(ii) Bàn giao tài chính khi Công đoàn cơ sở giải thể.

  • Công đoàn cơ sở quyết toán thu, chi tài chính đến thời điểm kết thúc hoạt động,

  • Nộp báo cáo quyết toán thu, chi tài chính, tích lũy tài chính (Số dư các quỹ tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc). Đến thời điểm kết thúc hoạt động, con dấu cho công đoàn.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thuế - kế toán của Công ty Luật TNHH Everest

3- Mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán công đoàn

LĐLĐ QUẬN .................. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CÔNG ĐOÀN .................. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
   
                    Số: ........./QĐ-CĐCS   ........., ngày ... tháng ... năm .........

QUYẾT ĐỊNH

Phân công Kế toán Công đoàn

BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN ..................

Căn cứ  vào Điều lệ Công đoàn Việt Nam;

Căn cứ quy chế hoạt động của Ban Chấp hành Công đoàn ..................

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phân công đồng chí ................... - phụ trách Kế toán Công đoàn .................. trong thời hạn 05 năm kể từ ngày .

Điều 2. Đồng chí .................. có trách nhiệm thực hiện đúng các chức năng và nhiệm vụ của mình theo sự phân công của Ban Chấp hành Công đoàn ..................

Điều 3. Ban Chấp hành Công đoàn .................. và đồng chí .................. chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Nơi nhận:                                                                            TM. BAN CHẤP HÀNH

- Như điều 3;                                                                                     CHỦ TỊCH

- Lưu.         

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thuế - kế toán của Công ty Luật TNHH Everest

4- Về miễn nhiệm kế toán trưởng công đoàn

Công đoàn là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của các thành viên. Cơ cấu tổ chức và hoạt động dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ. Công đoàn phải được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo Điều lệ của Công đoàn Việt Nam, phải có tính phù hợp với đường lối, các chủ trương, những chính sách của Đảng và pháp luật của nước ta. Công đoàn có hệ thống tổ chức gồm Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và dưới là công đoàn các cấp theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam quy định.

Vì vậy, việc đưa ra các quyết định về bổ nhiệm hay quyết định miễn nhiệm các chức danh liên quan như ke toan, các thành viên công đoàn cũng như các đoàn viên công đoàn,...sẽ được dựa trên quy định mà công đoàn đã đề ra và phải được lập thành văn bản. Tổng Liên đòan Lao động Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1445/QĐ-TLĐ năm 2010 về Quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, kỷ luật cán bộ, công chức trong tổ chức Công đoàn do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành. Theo đó, việc quyết định về miễn nhiệm được quy định tại chương IV của quyết định và cụ thể tại Điều 13.

5- Mối quan hệ giữa giám đốc công ty và các chức vụ về công đoàn cơ sở trong công ty

Công đoàn là tổ chức đại diện bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động nói chung trong một doanh nghiệp cụ thể nói riêng. Tuy vậy, các vấn đề liên quan đến việc quyết định bổ nhiệm hay miễn nhiệm không dựa vào quy định của Luật Doanh nghiệp mà phải căn cứ theo Điều lệ công đoàn. Việc đại diện lãnh đạo doanh nghiệp và công đoàn cơ sở có mối quan hệ khắn khít, gần gũi sẽ là tiền đề giúp doanh nghiệp đó phát triển một các bền vững.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực lao động của Công ty Luật TNHH Everest

6- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán công đoàn được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán công đoàn có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.40955 sec| 1076.945 kb