Tạm ngừng thực hiện hợp đồng - Những vấn đề cần lưu ý!

view 785
comment-forum-solid 0

Tạm ngừng thực hiện hợp đồng được quy định trong Luật Thương mại năm 2005 và pháp luật về xây dựng với mục đích chung là tạm thời hoãn việc thực hiện nghĩa vụ của một bên (trong đó có bên bị vi phạm). 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Hoài Thương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là gì?

Điều 308 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây: 1. Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện; 2. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng”.

Theo Luật Thương mại 2005, Luật Xây dựng 2014 đều là tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ của một bên. Khác với chấm dứt hợp đồng, tạm ngừng thực hiện không dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng. Khi bên bị vi phạm áp dụng biện pháp này, hợp đồng vẫn tiếp tục có hiệu lực. Bên bị vi phạm cũng có quyền đòi bồi thường thiệt hại phát sinh do việc tạm ngừng thực hiện.

Tạm ngừng thực hiện về cơ bản là một biện pháp khắc phục theo quy định của pháp luật. Điều này có nghĩa là cho dù không được quy định trong hợp đồng; việc tạm ngừng vẫn có thể được áp dụng trong một số trường hợp nhất định và bên bị vi phạm có quyền tạm ngừng trên cơ sở đáp ứng các điều được các điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật.

Căn cứ áp dụng biện pháp tạm ngừng thực hiện hợp đồng

Trên thực tế, biện pháp này thường được bên thỏa thuận theo hợp đồng; đặc biệt là đối với các hợp đồng phức tạp. Đối với các hợp đồng này, các bên thường thỏa thuận cụ thể các vấn đề liên quan đến tạm ngừng để làm rõ những khía cạnh pháp lý chưa được quy định trong pháp luật như loại vi phạm là điều kiện để áp dụng tạm ngừng thực hiện, thủ tục yêu cầu tạm ngừng và các vấn đề liên quan đến bồi thường thiệt hại khi tạm ngừng thực hiện…

Tạm ngừng có thể được xem là biện pháp khắc phục theo thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng. Nhìn từ góc độ trách nhiệm tài chính của bên vi phạm khi bị áp dụng biện pháp tạm ngừng không liên quan đến trách nhiệm tài chính của bên vị phạm.

Để áp dụng biện pháp này, bên yêu cầu phải chứng minh hai căn cứ:

Có thỏa thuận hợp đồng giữa các bên

Tạm ngừng không áp dụng nếu không có quan hệ hợp đồng. Quan hệ hợp đồng được hình thành khi giữa các bên có sự thỏa thuận và mục đích của thỏa thuận là nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên.

Có xảy ra vi phạm hợp đồng:

Vi phạm không phải là vi phạm nghĩa vụ không được quy định cụ thể trong Luật Thương mại năm 2005. Ngoài quy định tại Luật Thương mại 2005, pháp luật về xây dựng cũng quy định một số vi phạm cụ thể liên quan đến chất lượng an toàn lao động, tiến độ và thanh toán làm cơ sở để tạm ngừng thực hiện.

Phạm vi thỏa thuận về tạm ngừng thực hiện hợp đồng

Một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật về hợp đồng là quyền tự do thỏa thuận giữa các bên trong phạm vi không vi phạm điều cấm luật và đạo đức xã hội.

Các bên có quyền tự do thỏa thuận về việc áp dụng tạm ngừng thực hiện. Nhưng cần lưu ý các vấn đề liên quan đến (i) vi phạm làm phát sinh quyền tạm ngừng và (ii) các quy định và nghĩa vụ bị tạm ngừng thực hiện.

Vi phạm làm phát sinh 

Vấn đề pháp lý cơ bản được đặt ra là vi phạm hợp đồng mà không phải là vi phạm nghĩa vụ có thể làm phát sinh quyền tạm ngừng hay không. Vi phạm làm phát sinh quyền tạm ngừng là vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng. Pháp luật về xây dựng cũng liệt kê trường hợp mà hợp đồng có thể tạm ngừng thực hiện. Tuy nhiên, hợp đồng có thể quy định các vi phạm hợp đồng không phải là vi phạm nghĩa vụ là cơ sở phát sinh quyền tạm ngừng thực hiện. Thỏa thuận trên phù hợp với nguyên tắc tự do thỏa thuận và cần được tôn trọng trên cơ sở không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội

Quy định trong hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện

Luật Thương mại 2005 dường như tập trung vào tạm ngừng thực hiện quy định liên quan đến nghĩa vụ. Nói cách khác, khi biện pháp khắc phục này được áp dụng; bên bị vi phạm có quyền tạm ngừng nghĩa vụ của mình theo hợp đồng.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện. Nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật; hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng kiến thức ý kiến của chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo; bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
Luật sư Nguyễn Hoài Thương

Luật sư Nguyễn Hoài Thương

https://everest.org.vn/luat-su-nguyen-hoai-thuong/ Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương được biết đến là một luật sư, chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp, hợp đồng, thương mại, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục. Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương gia nhập Công ty Luật TNHH Everest từ năm 2016 đến nay.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.59581 sec| 1007.32 kb