Thủ tục thành lập, đăng ký kinh doanh hộ gia đình theo hình thức hộ kinh doanh

view 266
comment-forum-solid 0
Bạn đang muốn đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình ? Bạn đang băn khoăn không phải đăng ký ở đâu, hồ sơ cần chuẩn bị như thế nào? Thủ tục đăng ký kinh doanh hộ gia đình có phức tạp hay không? Cần lưu ý những vấn đề gì? Để trả lời cho những vấn đề này, mời bạn đọc theo dõi bài tư vấn chi tiết sau đây để có thể hiểu rõ hơn. Mong rằng bài viết sẽ hỗ trợ cho bạn đọc!

1 - Hộ kinh doanh cá thể là gì?

Điều 79 Nghị định số 01/2021 NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp định nghĩa như sau:

" Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh”.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý thành lập doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

2 - Các hình thức kinh doanh hộ gia đình?

Ngày nay, các hình thức kinh doanh hộ gia đình chưa được pháp luật quy định nên các cá nhân, tổ chức lựa chọn mô hình kinh doanh này thoải mái lựa chọn các ngành nghề kinh doanh phù hợp. Dưới đây là một số hình thức kinh doanh hộ gia đình phổ biến hiện nay:

- Kinh doanh các quán ăn

- Bán hàng tạp hóa

- Kinh doanh sản phẩm gia dụng....

3 - Đặc điểm của kinh doanh hộ gia đình?

Theo quy định tại Mục VIII Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì kinh doanh theo hình thức hộ gia đình bao gồm những đặc điểm sau:

- Đăng ký kinh doanh hộ gia đình do một cá nhân hoặc do các thành viên hộ gia đình đăng ký

- Kinh doanh hộ gia đình có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh chính.

- Kinh doanh hộ gia đình không có tư cách pháp nhân

4 - Vai trò của kinh doanh hộ gia đình?

Kinh doanh hộ gia đình đình có thể nói là một trong những mô hình phổ biến ở nước ta hiện nay. Kinh doanh hộ gia đình mà hoạt động ở thành thị thì thường được gọi là tiểu thương còn kinh doanh tại nông thôn gọi là kinh doanh hộ gia đình nông thôn. Do trình độ sản xuất hàng hóa, khả năng tự chủ trong kinh doanh, mức độ đa dạng hàng hóa ở mỗi khu vực, vùng miền khác nhau nên dẫn đến đặc điểm, tính chất cũng khác nhau.

- Với ưu điểm là nhỏ, gọn ít tốn nhiều chi phi phí đầu tư nên việc những cá nhân, hộ gia đình có thể quản lý hộ kinh doanh của mình một cách dễ dàng hơn và chặt chẽ hơn.

- Với những ưu điểm trên, hình thức kinh doanh hộ gia đình đóng một vai trò không hề nhỏ trong việc phát triển nền kinh tế mới của nước ta, có thể phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng ở mọi khu vực, vùng miền khác nhau.


 

5 - Khi nào phải đăng ký kinh doanh hộ gia đình?

Nên thành lập công ty hay kinh doanh hộ gia đình để phù hợp với quy mô hoạt động của bản thân. Đây là câu hỏi được quan tâm nhất hiện nay do nhiều người khi bắt đầu kinh doanh thường phân vân không biết nên lựa chọn hình thức nào để phù hợp với bản thân khi tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh. Bạn đọc có thể tham khảo câu trả lời của Luật sư tư vấn dưới đây để biết được ưu, nhược điểm của thành lập công ty, kinh doanh hộ gia đình mới như thế nào: 

(i) Những cá nhân, hộ gia đình sau thường phù hợp thành lập kinh doanh cá thể thay vì thành lập công ty, doanh nghiệp:

  • Khách hàng không có nhu cầu sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng (VAT), điều này sẽ giúp tránh được các phiền hà, phức tạp liên quan đến thuế như phải nộp tờ khai, nộp báo cáo quý, báo cáo tài chính.......
  • Những cá nhân, hộ gia đình có vốn ít và hoạt động kinh doanh theo mô hình nhỏ lẻ vì thành lập công ty, doanh nghiệp thì cần phải sử dụng một số vốn lớn và bộ máy hoạt động trong công ty, doanh nghiệp sẽ phức tạp hơn. Những tổ chức, cá nhân nên cấn nhắc đặc điểm này trước khi quyết định thành lập công ty thay vì kinh doanh hộ gia đình.
  • Những cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu hợp pháp hóa hình thức kinh doanh của mình, cần giấy phép kinh doanh khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra mà không cần phải thành lập công ty.

(ii) Trường hợp không cần phải đăng ký thành lập hộ kinh doanh gia đình:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì những trường hợp sau đây không phải đăng ký thành lập kinh doanh hộ gia đình:

  • Buôn bán hàng rong (buôn bán dạo).
  • Buôn bán vặt: mua bán vật dụng nhỏ lẻ,....
  • Bán quà vặt: mua bán thúc ăn, đồ uống, bánh kẹo,...có hoặc không có địa điểm cố định.
  • Buôn chuyến: mua hàng hóa theo chuyến từ nơi khác về để bán cho ng­ười bán lẻ hoặc bán cho người mua buôn.
  • Thực hiện các dịch vụ, kinh doanh lưu động: đánh giày, cắt tóc, chữa khóa, chụp ảnh, bán vé số, sửa chữa xe, rửa xe và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định.
  • Cá nhân, hộ gia đình làm muối, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
  • Kinh doanh dịch vụ có thu nhập thấp.

Lưu ý: Vẫn phải đăng ký kinh doanh hộ gia đình khi cá nhân, hộ gia đình kinh doanh các ngành nghề có điều kiện, những ngành, nghề có thu nhập thấp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh áp dụng trên phạm vi địa phương.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý thành lập doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

6 - Thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể

Những cá nhân, hộ gia đình có thể nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh chính của những cá nhân, hộ gia đình đó. Ngoài hình thức nộp hồ sơ trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện; cá nhân, hộ gia đình có thể thực hiện thủ tục đăng ký online tại trang dịch vụ công của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố.

(i) Quy trình và thủ tục thành lập hộ kinh doanh gia đình, hộ kinh doanh cá thể

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ 

- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

- Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh;

- Bản sao hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mượn nhà hoặc sổ đỏ đối với trường hợp chủ hộ đứng tên địa chỉ hộ kinh doanh (không cần công chứng).

Trường hợp các thành viên hộ gia đình cùng góp vốn thì cần thêm các giấy tờ sau:

- Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của thành viên hộ gia đình;

- Bản sao hợp lệ biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập;

- Bản sao hợp lệ văn bản ủy quyền của các thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ;

- Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có);

- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề (nếu có).

Bước 2: Nộp hồ sơ Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ – thủ tục hành chính tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở kinh doanh chính.

Bước 3: Xử lý hồ sơ Sau khi Bộ phận tiếp nhận hồ sơ nhận hồ sơ thì bộ hồ sơ sẽ được chuyển cho Phòng Tài chính – Kế hoạch tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện để tiến hành thẩm duyệt hồ sơ. Khi tiếp nhận hồ sơ từ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ, Phòng Tài chính – Kế hoạch sẽ đưa Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ gia đình trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, nếu đáp ứng các điều kiện sau:

- Ngành nghề mà cá nhân, hộ gia đình thực hiện kinh doanh không thuộc vào danh mục ngành nghề cấm thực hiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.

- Tên kinh doanh hộ gia đình dự định đăng ký phải phù hợp quy định của pháp luật

-  Nộp đầy đủ các lệ phí.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì trong vòng 03 ngày làm việc, Phòng Tài chính – Kế hoạch sẽ ra thông báo bằng văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung kể từ khi nhận được hồ sơ.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý thành lập doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

(ii) Lưu ý về đối tượng được đăng ký thành lập

- Theo Điều 79 Nghị định 01/2021 NĐ-CP có nêu rõ, các đối tượng được quyền thành lập kinh doanh cá thể là cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

- Người đại diện các thành viên hộ gia đình đứng tên trên giấy phép kinh doanh là chủ hộ.

- Một người chỉ đứng tên duy nhất một hộ KD , xét trên phạm vi cả nước.

(iii) Lưu ý về cách đặt tên khi đăng ký hộ kinh doanh gia đình 

Tên bao gồm 2 thành tố: "Hộ kinh doanh + Tên riêng".

- Tên không được sử dụng chứa cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” vì tên này dễ gây nhầm lẫn với loại hình doanh nghiệp khác.

- Tên riêng không được trùng với tên riêng của những hộ khác đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.

- Không sử dụng tiếng anh. Nhưng nếu sử dụng phải đảm bảo rằng giữa các ký tự phải có dấu chấm đi kèm.

(iv) Lưu ý về địa điểm đăng ký kinh doanh cá thể 

- Địa điểm kinh doanh là nơi thực hiện hoạt động kinh doanh. Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại. Trong trường hợp địa chỉ này là nhà thuê hoặc mượn của người khác thì cần được xác minh rõ lại địa chỉ

- Địa chỉ đăng ký tuyệt đối không được là chung cư (trừ trường hợp với mục đích cho thuê nhà để ở).

- Không được thành lập tại những địa chỉ đang nằm trong khu quy hoạch của nhà nước. 

(v) Lưu ý về vốn điều lệ

- Hiện nay, cá nhân, hộ gia đình có thể đăng ký số vốn bao nhiêu là tùy thuộc khả năng của mỗi người và quy mô, ngành nghề người đăng ký hướng đến do pháp luật không có quy định về số vốn tối thiểu hay tối đa. 

- Ngoài ra, cá nhân, hộ gia đình nên đăng ký vốn thấp vì cơ quan thuế sẽ dựa vào để áp mức thuế khoán hàng tháng

(vi) Lưu ý về số lượng lao động tối đa

Số lượng lao động tối đa được phép sử dụng là 9 lao động. Để tránh bị cơ quan chức năng xử lý vi phạm thì nếu từ 10 lao động trở lên thì bắt buộc phải chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp.

(vi) Lưu ý về ngành nghề đăng ký kinh doanh

- Được quyền đăng ký nhiều ngành, nghề kinh doanh khác nhau mà pháp luật không cấm.

- Được kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật nhưng phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động theo quy định của pháp luật.

- Muốn kinh doanh ngành nào thì khi đăng ký thành lập, ghi ngành nghề, nghề đó trên Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh hoặc lựa chọn mã ngành nghề muốn đăng ký nếu làm thủ tục đăng ký online.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý thành lập doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

7 - Đăng ký thuế, cách tính thuế đăng ký nghề kinh doanh hộ gia đình

Sau khi đăng ký nghề kinh doanh hộ kinh doanh gia đình thì hộ gia đình, cá thể sẽ phải đăng ký thuế. Thuế kinh doanh sẽ bao gồm các loại thuế như sau:

Đăng ký thuế môn bài

Theo khoản 1 điều 3, khoản 2 điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về thuế môn bài như sau:

- Dành cho cá nhân, nhóm cá nhân hoặc hộ gia đình kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu trở xuống. Nếu doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm thì thuộc nhóm được miễn lệ phí môn bài.

- Mức lệ phí môn bài sẽ được áp dụng thay đổi cho từng cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, cụ thể như sau:

+ Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm. + Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm. +Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm". Lưu ý: Chuẩn bị 2 bản sao hộ kinh doanh + CMND của chủ hộ kinh doanh cho cán bộ thu thuế.

Đăng ký thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Theo luật thuế GTGT sửa đổi năm 2013 thì thuế GTGT sẽ được tính dựa trên doanh thu của từng lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. - Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%. - Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%. - Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%. - Hoạt động kinh doanh khác: 2%. Công thức tính như sau:

Số thuế GTGT phải nộp = Tỷ lệ % x Doanh thu

  Lưu ý: Trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT (Theo khoản 25- điều 4, Thông tư số 219/2013/TT-BTC).

8 - Những câu hỏi thường gặp khi đăng ký kinh doanh hộ gia đình

1. Vốn điều lệ đăng ký tối thiểu bao nhiêu?

Trả lời: Hiện nay, pháp luật không quy định số vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa là bao nhiêu khi thành lập hộ kinh doanh cá thể. Vì vậy, muốn đăng ký số vốn bao nhiêu thì còn tuỳ thuộc vào khả năng của cá nhân và vào quy mô của từng ngành nghề mà người đăng ký hướng đến.

2. Kinh doanh hộ gia đình được phép kinh doanh tại nhiều địa điểm kinh doanh  không?

Trả lời: Theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì: Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh thành nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.

3. Cách đặt tên khi đăng ký kinh doanh hộ gia đình

Căn cứ theo quy định tại nghị định đăng ký doanh nghiệp về cách đặt tên hộ kinh doanh cá thể như sau:

Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố sau đây:

Loại hình “Hộ kinh doanh”

Tên riêng của hộ kinh doanh.

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, ZW, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.

Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.

Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.

Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện.

4. Kinh doanh cửa hàng tạp hoá nhỏ lẻ có phải đóng thuế không?

Theo khoản 1 điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP Nghị định về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh và Tại khoản 2 điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì: ♦ Nếu mở cửa hàng tạp hoá mà hoạt động kinh doanh thường xuyên và có địa điểm kinh doanh cố định thì cần phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Ở đây là đăng lý theo mô hình hộ kinh doanh. Kèm theo đó thì cần phải đăng ký thuế và đóng thuế theo quy định của pháp luật, bao gồm ba loại thuế sau: - Thuế môn bài; - Thuế giá trị gia tăng; - Thuế thu nhập cá nhân ♦ Nếu kinh doanh, mở cửa hàng lưu động và không có địa điểm kinh doanh cố định thì không cần phải thực hiện đăng ký giấy phép kinh doanh.

5. Kinh doanh dịch vụ, hàng hóa nào không phải đăng ký kinh doanh?

Cá nhân được phép kinh doanh dịch vụ, hàng hóa trừ một số các loại như sau:

- Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh.

- Hàng lậu, hàng giả, hàng quá hạn sử dụng, hàng không rõ xuất xứ, hàng không đảm bảo chất lượng về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Các hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý thành lập doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

5 - Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

                                                                  sư, trả

Luật sư Nguyễn Hoài Thương

Luật sư Nguyễn Hoài Thương

https://everest.org.vn/luat-su-nguyen-hoai-thuong/ Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương được biết đến là một luật sư, chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp, hợp đồng, thương mại, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục. Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương gia nhập Công ty Luật TNHH Everest từ năm 2016 đến nay.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.17883 sec| 1120.555 kb