Nội dung bài viết [Ẩn]
Khi tiến hành thành lập công ty hoặc tăng vốn điều lệ, ngoài việc góp vốn bằng tiền có thể sử nhiều loại tài sản góp vốn khác nhau. Việc góp vốn bằng tài sản là đất đai vào công ty có gì đặc biệt hơn đối với một số loại tài sản khác? Hãy cùng Công ty Luật TNHH Everest tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Bài viết được thực hiện bởi chuyên viên pháp lý Hồ Thị Ngọc Ánh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài (24/7): 1900 6198Khi góp vốn bằng tài sản vào công ty chia ra làm 2 trường hợp đó là góp vốn đối với trường hợp thành lập mới và góp vốn với trường hợp tăng vốn cho công ty.
Với công ty TNHH hay công ty cổ phần theo quy định tại luật doanh nghiệp 2014 thì việc góp vốn bằng tài sản có thể thực hiện trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp đăng ký kinh doanh. Do vậy, đối với trường hợp góp vốn bằng tài sản thì việc chuyển quyền sở hữu tài sản có thể thực hiện sau khi tiến hành thành lập công ty.
Ngược lại với việc góp vốn bằng tài sản khi thành lập mới, đối với các thủ tục tăng vốn điều lệ trong công ty, theo quy định doanh nghiệp có trách nhiệm đăng ký với phòng ĐKKD trong vòng 10 ngày kể từ ngày có thay đổi. Do vậy, riêng đối với tăng vốn mà việc góp vốn bằng tài sản thì phải thực hiện chuyển quyền sở hữu trước khi tiến hành làm thủ tục tăng vốn bằng tài sản tại phòng đăng ký kinh doanh.
Theo quy định tại điều 37 Luật doanh nghiệp 2014 việc góp vốn bằng tài sản phải được tiến hành định giá và thể hiện bằng đồng Việt Nam. Việc định giá đối với tài sản góp vốn vào công ty có thể thực hiện theo 2 cách đó là phía doanh nghiệp tự định giá hoặc thuê các tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp để định giá tài sản góp vốn. Trường hợp nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn thực tế thì các đối tượng tham gia định giá tài sản góp vốn liên đới chịu trách nhiệm.
Tài sản góp vốn khi lập doanh nghiệp sẽ do tổ chức định giá hoặc thành viên, cổ động sáng lập định giá. Nếu thuê đơn vị thẩm định giá tài sản góp vốn thì phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập đồng ý.
Tài sản góp vốn trong quá trìn hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận.
Khi tiến hành góp vốn bằng tài sản không phải là tiền thì tài sản góp vốn được chia hai loại:
Tài sản góp vốn có đăng ký là tài sản góp vốn theo quy định pháp luật bắt buộc phải đăng ký như: quyền sử dụng đất, phương tiện giao thông (ô tô, xe máy)….Khi góp vốn bằng tài sản góp vốn có đăng ký thì các tài sản này phải thực hiện việc đăng ký sang tên công ty. Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ.
Tài sản góp vốn không có đăng ký là tài sản không có giấy đăng ký như: vàng, ngoại tệ hoặc các hàng hoá khác không có đăng ký ví dụ như máy vi tính, bàn ghế….Khi góp vốn bằng tài sản góp vốn không có đăng ký cần lập thành biên bản giao nhận tài sản góp vốn.
Bước 1: Định giá tài sản góp vốn theo hướng dẫn ở trên. Việc định giá phải lập thành biên bản định giá tài sản góp vốn và có xác nhận của các đối tượng tham gia định giá.
Bước 2: Tuỳ việc góp vốn khi thành lập hay trong quá trình hoạt động mà sẽ thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản trước hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản sau: Góp vốn bằng tài sản khi mới thành lập: chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn sau khi thành lập công ty. Góp vốn bằng tài sản trong quá trình hoạt động: chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn trước khi thực hiện thủ tục tăng vốn.
Luật sư tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ty là một trong những thủ tục quan trọng nhất khi góp vốn bằng tài sản. Theo đó nếu tài sản không có đăng ký thì chỉ cần lập biên bản giao nhận tài sản góp vốn cho công ty. Tuy nhiên với tài sản góp vốn nhà quyền sử dụng đất (sổ đỏ) thì thủ tục tương đối phức tạp. Lưu ý: Việc chuyển tài sản góp vốn vào công ty được miễn lệ phí trước bạ những vẫn phải làm thủ tục khai thuế tại CQ thuế
Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất do góp vốn vào doanh nghiệp được hướng dẫn chi tiết tại Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT (sửa đổi bởi Thông tư 33/2017/TT-BTNMT).
"Điều 9. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất
2. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không thuộc trường hợp “dồn điền đổi thửa”; chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng gồm có: a) Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK; b) Hợp đồng, văn bản về việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng theo quy định. Trường hợp người thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là người duy nhất thì phải có đơn đề nghị được đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của người thừa kế; c) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp; d) Văn bản chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư; đ) Văn bản của người sử dụng đất đồng ý cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, góp vốn tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất.
14. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đưa quyền sử dụng đất vào doanh nghiệp, bao gồm: a) Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK; b) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp; c) Văn bản của các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý đưa quyền sử dụng đất của hộ gia đình vào doanh nghiệp đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật đối với trường hợp đất của hộ gia đình; d) Hợp đồng thuê đất đã ký của hộ gia đình, cá nhân."
Lưu ý: Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực (Điểm a khoản 3 điều 167 Luật Đất đai 2013). Trường hợp góp vốn vào doanh nghiệp chỉ bằng một phần của quyền sử dụng đất thì cần phải làm thủ tục tách thửa trước sau đó thực hiện góp vốn theo quy định đã nêu ở trên (Điều 79 nghị định 43/2014/NĐ-CP).
Thời gian thực hiện: Không quá 15 ngày đối với trường hợp hộ gia đình (vợ chồng) và không quá 10 ngày đối với trường hợp cá nhân góp vốn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm