Khi bên mua không thanh toán tiền theo hợp đồng mua bán hàng hóa, bên bán có quyền từ chối giao hàng hay không? Xử lý vi phạm ra sao?
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Hoài Thương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198Theo Điều 430 Bộ luật dân sự năm 2015 theo đó “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán”.
Giao, nhận hàng hóa là nghĩa vụ cơ bản, đầu tiên của các bên trong quan hệ Hợp đồng mua bán hàng hóa nhằm hiện thực hóa những lời thỏa thuận trên giấy tờ bằng những hành vi cụ thể. Trong nghĩa vụ giao, nhận hàng hóa, giao hàng là nghĩa vụ cơ bản của bên bán và nhận hàng là nghĩa vụ cơ bản của bên mua.
Cụ thể, pháp luật cũng đã quy định rõ bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng, trường hợp không có thỏa thuận cụ thể, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan theo quy định của Luật Thương mại năm 2005.
Nghĩa vụ nhận hàng
Bên mua có nghĩa vụ tiếp nhận hàng hóa từ bên bán theo như thỏa thuận
Sau khi hoàn thành việc giao nhận, bên bán vẫn phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hóa được giao, nếu bên bán biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua.
Bên bán giao hàng mà bên mua không tiếp nhận thì bị coi là vi phạm hợp đồng và phải chịu các chế tài theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ thanh toán
Đây là nghĩa vụ quan trọng nhất của bên mua. Bên mua có trách nhiệm thanh toán theo thỏa thuận.
Địa điểm thanh toán: nếu như không có thỏa thuận thì địa điểm thanh toán là địa điểm kinh doanh của bên bán tại thời điểm giao kết hợp đồng, nếu không thì là tại nơi cư trú của bên bán. Nếu việc thanh toán trùng với việc giao hàng hoặc giao chứng từ thì địa điểm thanh toán là địa điểm giao hàng và giao chứng từ. Thời hạn thanh toán: Bên mua có nghĩa vụ thanh toán theo đúng thời hạn như thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận thì bên mua có nghĩa vụ thanh toán vào thời điểm bên bán giao hàng và/hoạc chứng từ. Chậm thanh toán: Trường hợp bên mua chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán thì bên bán có quyền yêu cầu bên mua trả tiền lãi trên số tiên chậm trà đỏ theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán. Ngừng thanh toán: Trừ trường hợp cỏ thỏa thuận khác, bên mua có quyền tạm ngừng thanh toán trong các trường hợp sau: (i) Có bằng chứng về việc bên bán lừa dối (ii) Có bằng chứng về đối tượng của hàng hóa là đối tượng đang bị tranh chấp (iii) Có bằng chứng bên bán giao hàng không phù hợp với hợp đồngNếu bằng chứng mà bên mua đưa ra không xác thực, gây thiệt hại cho bên bán thì bên mua phải bồi thường thiệt hại và chịu các chế tài khác theo quy định.
Trong hợp đồng các Bên đã có thỏa thuận thời hạn, phương thức giao hàng, địa điểm giao hàng và nội dung thanh toán, trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có thay đổi từ một bên thì phải được sự chấp thuận của bên còn lại.
Như vậy, bên bán có quyền không giao hàng theo thỏa thuận, khi điều khoản thanh toán mà bên mua thực hiện trái với các quy định trong hợp đồng và không được sự chấp nhận của bên bán. Việc này nhằm bảo vệ quyền lợi cho bên bán xuất phát từ việc vi phạm của bên mua
Có thể nói, doanh nghiệp nên biết rằng bên bán được quyền không giao hàng hóa như đã thỏa thuận trong trường hợp bên mua vi phạm các quy định về thanh toán mà các bên đã thỏa thuận. Và bên mua không được đòi hỏi bên bán thực hiện nghĩa vụ giao hàng nếu chính bên mua đã phá vỡ những quy định trong hợp đồng về thanh toán tiền hàng. Lúc này quyền không giao hàng như đã thỏa thuận trở thành công cụ tự vệ hữu hiệu cho bên bán.
Trong trường hợp bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán. Bên mua có thể áp dụng các chế tài thương mại được quy định trong Luật Thương mại. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, áp dụng chế tài Buộc thực hiện đúng Hợp đồng
Bên bị vi phạm nghĩa vụ thanh toán được quyền yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng, nghĩa là phải thanh toán đầy đủ tiền theo quy định của Hợp đồng.Bên bán có thể gia hạn thêm một thời gian hợp lý để bên mua khắc phục vi phạm nghĩa vụ thanh toán. Thời gian ngắn hay dài phụ thuộc vào hai bên thỏa thuận.
Thứ hai, áp dụng chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại bên mua chỉ được áp dụng chế tài phạt vi phạm khi:
Có vi phạm xảy ra hoặc Hai bên có thỏa thuận phạt vi phạm trong Hợp đồng được áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại nếu: Có hành vi vi phạm xảy ra và có thiệt hại xảy ra. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra
Thứ ba, hủy bỏ hợp đồng được áp dụng chế tài hợp đồng nếu:
Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng. Hoặc một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
Thứ tư, giải quyết tranh chấp phương thức giải quyết tranh chấp như sau:
(i) Thương lượng, hòa giải
(ii) Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án hoặc Trọng tài
Điểm mới nội quy lao động từ năm 2021, doanh nghiệp cần biết
Doanh nghiệp xã hội, các vấn đề cần lưu ý theo pháp luật Việt Nam
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm