Bồi thường thiệt hại hợp đồng, một số điểm cần lưu ý?

view 175
comment-forum-solid 0

Bồi thường thiệt hại hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự của bên có lỗi, gây hại đến pháp nhân hoặc các chủ thể khác.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Hoài Thương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại toàn bộ

Khi có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra, bên vi phạm về nguyên tắc có nghĩa vụ bồi thường toàn bộ; (tức không cao hơn và cũng không thấp hơn) thiệt hại thực tế và trực tiếp phát sinh do vi phạm. Trừ khi các bên có thỏa thuận khác tại hợp đồng. Mục đích của nguyên tắc bồi thường thiệt hại này là để bên bị vi phạm sau khi được bồi thường sẽ trở về trạng thái như khi hợp đồng; được thực hiện đúng và không có vi phạm. Dựa trên nguyên tắc này, thiệt hại được bồi thường phải là thiệt hại thực tế và trực tiếp.

Thiệt hại thực tế và trực tiếp có thể được xác định như sau: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định tổn thất vật chất thực tế được xác định: (i) Tổn thất về tài sản; (ii) Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại; (iii) thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Các thiệt hại theo quy định này phải là thiệt hại “thực tế xác định được”. Luật Thương mại năm 2005 quy định thiệt hại là (i) tổn thất thực tế; trực tiếp; (ii) Khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Nghĩa vụ ngăn chặn và hạn chế thiệt hại xảy ra

Điều 362 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nghĩa vụ ngăn chặn, hạn chế thiệt hại: “Bên có quyền phải áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để thiệt hại không xảy ra hoặc hạn chế thiệt hại cho mình”.

Mặc dù có quyền yêu cầu áp dụng bồi thường thiệt hại; bên yêu cầu (với tư cách là bên bị vi phạm) luôn có nghĩa vụ áp dụng các biện pháp “cần thiết”; “hợp lý” để thiệt hại không xảy ra hoặc hạn chế thiệt hại xảy ra cho mình.

Nghĩa vụ này áp dụng đối với cả khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng nếu không có vi phạm hợp đồng. Với quy định này, pháp luật về hợp đồng về lý thuyết cho phép bên vi phạm có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được nếu bên bị vi phạm áp dụng các biện pháp ngăn chặn hoặc hạn chế thiệt hại.

Lỗi của bên bị vi phạm

Điều 363 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên bị vi phạm có lỗi: “Trường hợp vi phạm nghĩa vụ và có thiệt hại là do một phần lỗi của bên bị vi phạm thì bên vi phạm chỉ phải bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình”.

Khi áp dụng biện pháp bồi thường thiệt hại, pháp luật không đặt ra vấn đề xác định bên vi phạm có hay không có vi phạm. Khi yêu cầu áp dụng bồi thường thiệt hại, bên bị vi phạm không cần chứng minh bên vi phạm có lỗi mà chỉ cần chứng minh vi phạm tồn tại trên thực tế. Đối với bồi thường thiệt hại trong hợp đồng, pháp luật hiện nay cũng không yêu cầu bên vi phạm phải có lỗi để làm căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Tuy nhiên, lỗi có vai trò quan trọng trong việc xác định phạm vi chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên vi phạm. Theo đó, nếu bên vi phạm chứng minh được bên bị vi phạm hoàn toàn có lỗi trong việc để xảy ra vi phạm; hậu quả của vi phạm. Bên vi phạm sẽ không phải chịu trách nhiệm trách nhiệm về vi phạm của mình.

Trong trường hợp bên vi phạm chứng minh được bên bị vi phạm có một phần lỗi trong việc để xảy ra vi phạm và hậu quả của vi phạm; bên bị vi phạm có thể phải chịu một phần trách nhiệm với bên vi phạm; bên vi phạm có thể chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi mức độ lỗi của mình.

Mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Bởi hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập; thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Do đó, mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng cũng là một phần trong hợp đồng.

Khi một trong hai bên vi phạm hợp đồng; về nguyên tắc hai bên sẽ giải quyết thông qua phương pháp thỏa thuận. Lúc này, mức bồi thường thiệt hại sẽ do hai bên thỏa thuận và quyết định.

Ngoài ra, nếu trong Hợp đồng có nêu cụ thể về các khoản bồi thường cũng như mức bồi thường; thì sẽ làm theo quy định tại Hợp đồng. Với điều kiện là các điều khoản đúng theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, theo Điều 360 Bộ luật Dân sự 2015 nếu có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ; thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Trừ khi có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Nếu bên vi phạm chỉ có lỗi một phần trong việc gây ra thiệt hại do vi phạm hợp đồng; thì chỉ phải bồi thường tương ứng với mức độ lỗi của mình (Điều 363 Bộ luật Dân sự 2015).

Cách tính mức bồi thường thiệt hại sẽ căn cứ vào thỏa thuận của các bên trong hợp đồng; hoặc giá trị bị thiệt hại thực tế của từng trường hợp cụ thể.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện. Nhằm mục đích nghiên cứu khoa học; phổ biến kiến thức pháp luật. Hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng kiến thức ý kiến của chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Đặc biệt cuốn sách Pháp luật về hợp đồng của tác giả, luật sư Trương Nhật Quang. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo; bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
Luật sư Nguyễn Hoài Thương

Luật sư Nguyễn Hoài Thương

https://everest.org.vn/luat-su-nguyen-hoai-thuong/ Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương được biết đến là một luật sư, chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp, hợp đồng, thương mại, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục. Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương gia nhập Công ty Luật TNHH Everest từ năm 2016 đến nay.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.18042 sec| 1015.484 kb