Bảo lãnh theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 là biện pháp bảo đảm mang tính chất đối nhân, theo đó người thứ ba cam kết (bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Để phù hợp với tính chât đối nhân của bảo lãnh, Bộ luật Dân sự năm 2015 không cho phép bên nhận bảo lãnh có quyền xử lý tài sản của bên bảo lãnh để thanh toán nghĩa vụ của bên được bảo lãnh khi chủ thể này vi phạm nghĩa vụ. Trong trường hợp này, bên nhận bảo lãnh chỉ có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải thanh toán giá trị nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh vi phạm, bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Nếu bên bảo lãnh không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên nhận bảo lãnh có thể yêu cầu tòa án hoặc trọng tài (nếu có thỏa thuận) buộc bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh.
Tuy nhiên, để tạo niềm tin cho các bên, nâng cao trách nhiệm của bên được bảo lãnh và bên bảo lãnh trong thực hiện nghĩa vụ, cũng như để bảo đảm phòng ngừa, hạn chế rủi ro pháp lý, tạo sự linh hoạt trong giao dịch, Bộ luật Dân sự năm 2015 ghi nhận các cơ chế pháp lý:
(i) Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
(ii) Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản (ví dụ như cầm cố, thế chấp) để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
(iii) Nghĩa vụ được bảo lãnh có thể là nghĩa vụ phát sinh trong tương lại. Trường hợp này phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.
Về cơ bản, Bộ luật Dân sự về giao dịch bảo đảm chỉ đặt ra yêu cầu duy nhất về hình thức là việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản. Nhìn chung, dù được thể hiện bằng hình thức văn bản nào đi chăng nữa (hợp đồng bảo lãnh, thư bảo lãnh, quyết định bảo lãnh, v.v..) thì phải nhìn nhận cam kết bảo lãnh là hợp đồng chứ không phải là một hành vi pháp lý đơn phương vì nó kéo theo sự trao đổi việc chấp thuận giao kết hợp đồng giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh - là các bên của quan hệ bảo lãnh. Đây là hợp đồng đơn vụ vì chỉ có bên bảo lãnh là bên có nghĩa vụ.
Chế định bảo lãnh của Việt Nam đặc biệt có lợi cho bên nhận bảo lãnh. Thực vậy, theo quy định tại Điều 361 của Bộ luật Dân sự, nếu khi nghĩa vụ được bảo lãnh đến hạn mà bên được bảo lãnh (chẳng hạn bên đi vay) không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ này thì bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh và các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.
Điều đó có nghĩa là, khi các bên không có thỏa thuận thì khi nghĩa vụ được bảo lãnh đến hạn nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ này, bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà không cần phải chứng minh với bên bảo lãnh việc bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ. Trong trường hợp công ty mẹ bảo lãnh cho công ty con, ngân hàng đương nhiên sẽ được lợi hơn khi gọi bảo lãnh vì thông thường, công ty mẹ có tiềm lực tài chính tốt hơn công ty con.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm