Cơ cấu nguồn vốn là gì? Chỉ tiêu phân tích cơ cấu nguồn vốn

Bởi Phạm Nhật Thăng - 05/08/2020
view 6895
comment-forum-solid 0
Cơ cấu nguồn vốn hay cơ cấu vốn (tiếng Anh: Capital structure) thể hiện tỉ trọng của các nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động, sử dụng vào hoạt động kinh doanh.

1- Cơ cấu nguồn vốn (Capital structure) là gì

Cơ cấu nguồn vốn trong tiếng Anh là Capital structureCơ cấu nguồn vốn thể hiện tỷ trọng của các nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động, sử dụng vào hoạt động kinh doanh.

2- Phân tích cơ cấu nguồn vốn như thế nào

Phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm đánh giá được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp cũng như mức độ tự chủ, chủ động trong kinh doanh hay những khó khăn mà doanh nghiệp phải đương đầu.

Phân tích cơ cấu nguồn vốn là so sánh tổng nguồn vốn và từng loại nguồn vốn giữa cuối kỳ và đầu năm. Đối chiếu giữa cuối kỳ và đầu năm của từng loại nguồn vốn qua đó đánh giá xu hướng thay đổi nguồn vốn.

Trong phân tích cơ cấu nguồn vốn ta cũng đặc biệt chú ý đến tỷ suất tự tài trợ (còn gọi là tỷ suất vốn chủ sở hữu). Chỉ số này sẽ cho thấy mức độ tự chủ của doanh nghiệp về vốn, là tỉ lệ giữa vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn.

Mọi vướng mắc trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp đều có thể được hỗ trợ bởi đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý chất lượng.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

3- Các thuật ngữ liên quan

Nguồn vốn được hiểu là những nguồn tạo ra sự tăng thêm tổng tài sản của doanh nghiệp. Nhìn trên tổng thể, nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ hai nguồn: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.

Vốn chủ sở hữu (Equity) là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, bao gồm số vốn chủ sở hữu bỏ ra và phần bổ sung từ kết quả kinh doanh. Hoặc ta có thể hiểu, vốn chủ sở hữu là phần còn lại của giá trị tài sản của doanh nghiệp sau khi bù đắp các khoản nợ phải trả.

Nợ phải trả (Liabilities) là biểu hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như: nợ vay, các khoản phải trả cho người bán, cho Nhà nước, cho người lao động trong doanh nghiệp.

4- Ý nghĩa của cơ cấu nguồn vốn 

Quyết định về cơ cấu nguồn vốn là vấn đề tài chính hết sức quan trọng của doanh nghiệp bởi lẽ:

- Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp là một trong các yếu tố quyết định đến chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) của doanh nghiệp.

- Cơ cấu nguồn vốn ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hay thu nhập trên một cổ phần (EPS) và rủi ro tài chính của một doanh nghiệp hay công ty cổ phần.

5- Các chỉ tiêu phân tích cơ cấu nguồn vốn

Khi xem xét cơ cầu nguồn vốn của một doanh nghiệp, người ta chú trọng đến mối quan hệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong nguồn vốn của doanh nghiệp.

Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp được thể hiện qua các chỉ tiêu chủ yếu sau đây:

[a] Hệ số nợ

 Hệ số nợ = Tổng nợ / Tổng nguồn vốn (hoặc Tổng tài sản)

Hệ số nợ phản ánh nợ phải trả chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp hay trong tài sản của doanh nghiệp bao nhiêu phần trăm được hình thành bằng nguồn nợ phải trả.

[b] Hệ số vốn chủ sở hữu

Hệ số vốn chủ sở hữu = Nguồn vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn (hoặc Tổng tài sản)

Hệ số này phản ánh vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Nhìn trên tổng thể, nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ hai nguồn: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. 

Do vậy có thể xác định

Hệ số nợ = 1 - Hệ số vốn chủ sở hữu

hay

Hệ số vốn chủ sở hữu = 1 - Hệ số nợ

Cơ cấu nguồn vốn còn được phản ánh qua hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (kí hiệu D/E)

[c] Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ / Nguồn vốn chủ sở hữu.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về tổ chức lại doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

6- Các nguồn vốn chủ yếu của doanh nghiệp 

[a] Nguồn vốn doanh nghiệp là gì

Nguồn vốn hay gọi theo một cách khác chính là quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp đối với các chủ đầu tư, với ngân hàng hoặc với các cổ đông. Doanh nghiệp khai thác nguồn vốn, cũng tức là khai thác được một số tiền nhất định. 

Số tiền đó sẽ được thực hiện cho việc đầu tư vào tài sản của đơn vị. Đồng thời xác nhận được nguồn gốc của tài sản đó từ đâu mà có. Cũng như xác định những trách nhiệm pháp lý đối với tài sản đó.

[b] Phân tích nguồn vốn doanh nghiệp

Nguồn vốn doanh nghiệp được chia làm hai loại chính là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả

Vốn chủ sở hữu gồm: (i) Thặng dự vốn cổ phần (ii) Cổ phiếu quỹ (iii) Quỹ  Nợ phải trả gồm: (i) Nợ ngắn hạn (ii) Nợ dài hạn

[c] Cơ cấu nợ

Cơ cấu nợ là một khoản nợ được bên vay và bên cho vay thỏa thuận phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán nợ của bên vay nợ. 

Xem thêm: Pháp lý tái cấu trúc doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest.

7- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Cơ cấu nguồn vốn là gì? Chỉ tiêu phân tích cơ cấu nguồn vốn được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Cơ cấu nguồn vốn là gì? Chỉ tiêu phân tích cơ cấu nguồn vốn có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.94807 sec| 1024.609 kb