Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Vậy có phải chứng minh vốn khi thành lập doanh nghiệp hay không?
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014, vốn điều lệ là: "Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần".
Theo đó, có thể hiểu vốn điều lệ là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên góp vốn hoặc cổ đông. Hoặc giá trị cổ phần đã thanh toán khi thành lập doanh nghiệp.
Vốn điều lệ sẽ được ghi trong Điều lệ công ty và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng đến lệ phí môn bài đóng hàng năm của doanh nghiệp:
(i) Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng, mức lệ phí môn bài: 3 triệu đồng/năm
(ii) Vốn điều lệ từ từ 10 tỷ đồng trở xuống, mức lệ phí môn bài: 2 triệu đồng/năm
Vốn điều lệ do công ty tự đăng ký và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung kê khai. Thực tế cho thấy doanh nghiệp không cần phải chứng minh vốn điều lệ tại bước đăng ký doanh nghiệp.
Trừ trường hợp ngành nghề đăng ký của doanh nghiệp yêu cầu vốn pháp định. Thì vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định này. Ngành nghề yêu cầu vốn ký quỹ cũng nên cần phải chứng minh. Việc chứng minh để biết doanh nghiệp có đủ điều kiện để được thành lập và hoạt động ngành nghề đó hay không.
Việc chứng minh phần vốn góp của thành viên công ty là hoàn toàn cần thiết. Các thành viên góp vốn hoặc cổ đông sẽ phải nắm giữ các giấy tờ để chứng minh mình đã góp vốn vào công ty. Cũng như lấy đó làm căn cứ để phân chia lợi nhuận sau này.
Thành viên góp vốn hoặc cổ đông sẽ phải giữ các giấy tờ sau để chứng minh phần vốn đã góp:
(i) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thể hiện rõ tỷ lệ vốn góp của các thành viên/ cổ đông
(ii) Điều lệ công ty
(iii) Giấy chứng nhận góp vốn, cổ phiếu. Cần lưu ý rằng, khác với Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Điều lệ. Khi công ty đã phát hành các tài liệu này cho thành viên/cổ đông. Dù trên thực tế các thành viên/cổ đông đã góp vốn vào công ty hay chưa. Thì tài liệu đó là một trong các căn cứ pháp lý quan trọng xác định phần vốn góp, quyền và nghĩa vụ của các thành viên đối với công ty khi có tranh chấp xảy ra.
(iv) Sổ đăng ký thành viên/ cổ đông. Tài liệu này thể hiện rõ tỷ lệ góp vốn/ cổ phần/ loại tài sản góp vốn.
(v) Biên lai thu tiền, chứng từ chuyển tiền qua ngân hàng, chứng từ về tài sản góp vốn.
(vi) Các tài liệu khác trong nội bộ doanh nghiệp.
Trường hợp bị tước tư cách nhà thầu trên mạng theo quy định của pháp luật
Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ bán lẻ
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm