Báo cáo tài chính là một tài liệu kế toán quan trọng của doanh nghiệp. Đây là loại tài liệu doanh nghiệp phải công khai cho các đối tượng sử dụng. Vậy pháp luật hiện nay quy định thế nào về việc công khai báo cáo tài chính của doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh.
Luật sư tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Theo quy định của Luật Kế toán năm 2015, báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của đơn vị kế toán.
Thông thường, có 4 loại báo cáo tài chính doanh nghiệp bắt buộc phải lập:
(i) Báo cáo tình hình tài chính (Bảng cân đối kế toán)
(ii) Báo cáo kế quả hoạt động
(iii) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
(iv) Thuyết minh báo cáo tài chính
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể phải lập các loại báo cáo khác nếu pháp luật có quy định.
Theo quy định pháp luật, đơn vị kế toán thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh công khai các nội dung sau đây:
(i) Tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
(ii) Kết quả hoạt động kinh doanh
(iii) Trích lập và sử dụng các quỹ
(iv) Thu nhập của người lao động
(v) Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán mà pháp luật quy định phải kiểm toán khi công khai phải kèm theo báo cáo kiểm toán của tổ chức kiểm toán.
Việc công khai báo cáo tài chính được thực hiện theo một hoặc một số hình thức sau đây:
(i) Phát hành ấn phẩm;
(ii) Thông báo bằng văn bản
(iii) Niêm yết
(iv) Đăng tải trên trang thông tin điện tử
(v) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Thông thường, doanh nghiệp phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
Theo Nghị định 41/2018/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán thì các hành vi vi phạm quy định về công khai báo cáo tài chính sẽ bị xử phạt như sau:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi: Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định; Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính; Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi: Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật; Cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán
Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không công khai báo cáo tài chính theo quy định.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm