Theo Luật giao dịch điện tử năm 2005 và Nghị định số 130/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số (CKS) và dịch vụ chứng thực chữ ký số. Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng. Về bản chất, chữ ký số cũng giống như chữ viết tay vậy. Nó dùng để cam kết lời hứa của mình và điều đó không thể rút lại được. CKS không sẽ không phải sử dụng giấy mực. Nó gắn đặc điểm nhận dạng của người ký vào bản cam kết.
Thông thường khi mua Chữ ký số, thường phải chịu 02 khoản phí :
Phí mua token. Bản thân chiếc token này chỉ đơn thuần là 01 chiếc USB trống rỗng. Chưa thể gọi là CKS như thường gọi được.
Phí dịch vụ. Đây là phí dịch vụ cấp chứng thư số. Khi mua dịch vụ này, nhà cung cấp dịch vụ Chữ ký số sẽ nạp các thông tin liên quan đến doanh nghiệp vào token. Và sinh ra một cặp khóa. Gồm khóa bí mật và khóa công khai. Khóa bí mật để thực hiện việc ký số, khóa công khai giúp nhận dạng Chữ ký số.
Một token đã được cấp chứng thư số khi đó mới có khả năng tạo ra CKS.
Chữ ký số dựa trên công nghệ RSA – công nghệ mã hóa công khai. Theo đó, mỗi người sẽ phải có 1 cặp khóa. Gồm có một khóa công khai và một khóa bí mật.
Trong đó:
“Private key” – khóa bí mật: là một khóa trong cặp khóa dùng để tạo chữ ký số và thuộc hệ thống mã không đối xứng.
“Public key” – khóa công khai: là một khóa trong cặp khóa dùng để để kiểm tra chữ ký số. Nó được tạo bởi khóa bí mật tương ứng trong cặp khóa và thuộc hệ thống mã không đối xứng.
Luật sư tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Các văn bản điện tử được ký bằng chữ ký số có hiệu lực pháp luật như văn bản được in ra, ký tên và đóng dấu.
Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký. Thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng. Nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số. Và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn.
Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức. Thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng. Nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức. Và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn.
Chữ ký số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số. Do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp.
Chữ ký số thường được sử dụng trong các giao dịch thương mại điện tử như: hải quan, kê khai thuế, mua hàng trực tuyến,…
Chữ ký số được xem là chữ ký điện tử an toàn khi đáp ứng các điều kiện sau:
Chữ ký số được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực. Và kiểm tra được bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số đó.
Chữ ký số được tạo ra do một trong các tổ chức có thẩm quyền cấp. Gồm:
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng
Khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm