Đầu tư là gì? Hình thức của đầu tư được quy định như thế nào? Đặc điểm của từng loại hình đầu tư? Ưu thế và khó khăn của từng loại hình thức theo quy định mới nhất? Hình thức đầu tư theo quy định pháp luật là một trong những vấn đề mà nhà đầu tư quan tâm. Thông qua bài viết này bạn đọc có thể hiểu biết cơ bản về hình thức đầu tư
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật thương mại - gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Pháp luật hiện hành không quy định về định nghĩa/khái niệm của đầu tư. Thực tế cho thấy đầu tư là các hoạt động sử dụng các nguồn vốn, nguồn lực đang có nhằm mang lợi ích cho nhà đầu tư, bên cạnh đó cũng mang đến sự phát triển cho nền kinh tế xã hội vượt lên những nguồn vốn, nguồn lực đã có trước đó.
Mục đích của hoạt động đầu tư nhằm mang về những kết quả, lợi nhuận lớn hơn trong tương lai so với những nguồn lực đã sử dụng. Nguồn lực sử dụng để đầu tư bao gồm nguồn lực về tài chính/lao động/trí tuệ/thời gian…
Hình thức đầu tư là gì? Hình thức đầu tư là chỉ những phương thức để tiến hành hoạt động đầu tư trên thị trường giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Hiện nay hình thức đầu tư trên thị trường có thể kể đến như:
(i) Thành lập tổ chức kinh tế;
(ii)Thực hiện việc góp vốn/mua cổ phần vào tổ chức kinh tế nhất định;
(iii) Thực hiện dựa trên hình thức hợp đồng PPP
(iv) Thực hiện dựa trên hình thức BCC.
Xem thêm về: luật thương mạiHình thức đầu tư hiện nay rất đa dạng phụ thuộc vào các yếu tố như nhu cầu của chủ thể muốn tiến hành hoạt động đầu tư. Đặc điểm cụ thể của từng phương thức đầu tư như sau:
Khi muốn thực hiện hoạt động đầu tư thì các đối tượng có nhu cầu có thể tiến hành thành lập tổ chức kinh tế. Trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập tổ chức kinh tế thì cần đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường theo quy định pháp luật.
Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này.
Dựa trên khái niệm về hình thức này thì đặc điểm của thành lập tổ chức kinh tế bao gồm:
(i) Chủ thể muốn thành lập tổ chức kinh tế để thực hiện việc đầu tư cần có những giấy tờ cần thiết phù hợp với quy định pháp luật thì mới có đầy đủ tư cách chủ thể để tiến hành thành lập. Đối với nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế mới cần chuẩn bị giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của nhà nước;
(ii) Hình thành nên tổ chức kinh tế mới theo quy định pháp luật. Hình thức này sẽ làm phát sinh một tổ chức kinh tế khi thực hiện đầy đủ các hồ sơ thủ tục. Thực hiện hoạt động đầu tư dựa trên hoạt động của tổ chức kinh tế đã thành lập theo quy định pháp luật.
Có thể bạn quan tâm: đầu tư thành lập tổ chức kinh tếCác nhà đầu tư/chủ thể có thể thực hiện việc đầu tư thông qua hoạt động góp vốn vào công ty/mua cổ phần/phần vốn góp vào tổ chức kinh tế, công ty theo quy định pháp luật.
Dựa trên khái niệm của hình thức này thì đặc điểm của hoạt đồng mua, góp vốn bao gồm:
(i) Thứ nhất hoạt động đầu tư phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của tổ chức kinh tế nhất định không phụ thuộc ý chí cá nhân của một người;
(ii) Hoạt động này sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ liên quan đến tổ chức kinh tế, công ty đã được thành lập.
Xem thêm về: góp vốn mua cổ phầnHợp đồng PPP có thể hiểu là một dạng hợp đồng đầu tư được ký kết giữa nhà nước với các tổ chức/cá nhân, là hợp đồng hợp tác công tư. Hợp đồng PPP - là hình thức đầu tư thường xuất hiện trong việc xây dựng các cơ sở hạ tầng như việc xây dựng đường xá, trường học, trạm thu phí đường bộ… và rất nhiều lĩnh vực khác. Mục đích việc xây dựng cơ sở hạ tầng này là lợi ích công không phải của riêng một chủ thể/nhà đầu tư nào.
Từ khái niệm của loại hình thức này có thể thấy đặc điểm của hình thức đầu tư theo hợp đồng PPP là:
(i) Hợp đồng được giao kết giữa một bên là cơ quan nhà nước và bên còn lại là tổ chức/nhà đầu tư/công ty/chủ thể khác(chủ thể tư nhân);
(ii) Mục đích của hình thức đầu tư này là phục vụ lợi ích công. Đối với các nhà đầu tư thì có thể thu lợi nhuận theo một khoảng thời gian nhất định theo hợp đồng và sau đó giao lại cho cơ quan nhà nước quản lý để đảm bảo mục đích phục vụ lợi ích công.
Hợp đồng BCC chính là hợp đồng hợp tác kinh doanh, được giao kết giữa các chủ thể là nhà đầu tư với nhau để thực hiện hoạt động đầu tư. Mục đích hoạt động đầu tư của hợp đồng BCC là hướng tới việc cùng phát triển, kinh doanh và mang lại lợi nhuận cao hơn. Hợp đồng BCC có thể được ký kết giữa nhà đầu đầu tư trong nước hoặc giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước.
Đặc điểm của hoạt động đầu tư theo hợp đồng BCC là:
(i) Được ký kết giữa các nhà đầu tư tư nhân, có thể là nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài;
(ii) Mục đích của việc hợp tác kinh doanh là cùng nhau phát triển và tạo ra lợi nhuận để các bên cùng hưởng lợi
(iii) Việc hợp tác kinh doanh BCC cần lập thành ban điều phối để trực tiếp thực hiện hoạt động đầu tư. Các bên thỏa thuận chức năng/quyền hạn/nhiệm vụ của ban điều phối phù hợp với quy định pháp luật.
Hiện này có 4 loại hình đầu tư như trình bày ở trên. Và đối với mỗi loại hình sẽ có ưu thế và khó khăn riêng.
Đối với hình thức thành lập tổ chức kinh tế có ưu thế như:Tổ chức kinh tế mới được thành lập tại Việt Nam sẽ có tư cách độc lập, nhân danh chính tổ chức thực hiện các giao dịch với Bên thứ ba trong quá trình hoạt động kinh doanh, tạo được mức độ tin cậy cho đối tác…Còn đối với nhược điểm như: thủ tục thành lập một tổ chức kinh tế khá tốn thời gian, không kịp thời cho trường hợp cần đề ra chiến lược kinh doanh, phải mất một khoản chi phí cho việc xây dựng và thành lập tổ chức…
Đối với hình thức góp vốn/mua cổ phần có ưu thế như: Việc mua cổ phần/góp vốn từ tổ chức kinh tế hay doanh nghiệp đã có nền tảng được xây dựng, nhà đầu tư không phải mất thời gian và chi phí cho việc xây dựng hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp trước khi thực hiện đầu tư…Còn đối với nhược điểm như: việc tìm kiếm tổ chức kinh tế phù hợp với dự án đầu tư được nhà đầu tư đang hướng đến…
Đối với hình thức hợp đồng PPP có ưu thế như: Lợi ích của hợp đồng này hướng đến các lợi ích công tạo cơ sở hạ tầng cho người dân sử dụng. Tuy nhiên đây cũng là ưu điểm và cũng là nhược điểm vì lợi ích công nên nhà đầu tư chỉ được hưởng một lợi ích nhất định và không tối ưu lợi nhuận, ngoài ra hoạt động này cũng không thành lập tổ chức kinh tế nên việc thực hiện thi công dự án trên thực tế có thể gặp một số khó khăn.
Đối với hình thức hợp đồng BCC có ưu thế: Tạo được sự hợp tác phát triển giữa các chủ thể. Tuy nhiên nhược điểm của loại hình thức này cũng đến từ việc không thành lập tổ chức nên thi hành trên thực tế có thể gặp khó khăn.
Tham khảo thêm về: đầu tư theo hình thức hợp đồng bcc
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm