Tổ chức kinh tế là đơn vị thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Vậy Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế là gì? Cùng tìm hiểu hoạt động đầu tư thành lập tổ chức kinh tế và điều kiện thực hiện hoạt động đầu tư này thông qua bài viết này
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật thương mại - gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Theo quy định tại khoản 21, Điều 3 Luật Đầu tư 2020 thì tổ chức kinh tế được hiểu là tổ chức được thành lập và được hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm các loại hình tổ chức như: Doanh nghiệp/hợp tác xã/liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác có chức năng thực hiện hoạt đồng đầu tư kinh doanh theo quy định định pháp luật. Đồng thời theo quy định tại khoản 27 Điều 3 Luật Đất đai 2013 thì tổ chức kinh tế theo Pháp luật liệt kê bao gồm: doanh nghiệp/Hợp tác xã và tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật dân sự.
Vậy căn cứ theo quy định của Luật Đầu tư và quy định pháp luật khác có liên quan thì tổ chức kinh tế có thể hiểu là chỉ các đơn vị có chức năng sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ được tổ chức và thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam. Mục đích thành lập của tổ chức kinh tế là để tạo ra lợi nhuận kinh tế, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Có thể bạn quan tâm: hình thức đầu tưHình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế là việc nhà đầu tư bỏ vốn để thực hiện hoạt động thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh. Khi muốn thực hiện hoạt động đầu tư thì các đối tượng có nhu cầu có thể tiến hành thành lập tổ chức kinh tế. Trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập tổ chức kinh tế thì cần đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường theo quy định pháp luật.
Dựa trên khái niệm về đầu tư thành lập tổ chức kinh tế thì đặc điểm của thành lập tổ chức kinh tế bao gồm:
(i) Chủ thể muốn thành lập tổ chức kinh tế để thực hiện việc đầu tư cần có những giấy tờ cần thiết phù hợp với quy định pháp luật thì mới có đầy đủ tư cách chủ thể để tiến hành thành lập. Đối với nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế mới cần chuẩn bị giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của nhà nước;
(ii) Hình thành nên tổ chức kinh tế mới theo quy định pháp luật. Hình thức này sẽ làm phát sinh một tổ chức kinh tế khi thực hiện đầy đủ các hồ sơ thủ tục. Thực hiện hoạt động đầu tư dựa trên hoạt động của tổ chức kinh tế đã thành lập theo quy định pháp luật.
Xem thêm về: luật thương mạiĐiều kiện để đầu tư thành lập tổ chức kinh tế được quy định tại Điều 22, Luật Đầu tư 2020, cụ thể như sau:
“(i) Nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế;
(ii) Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;
(iii) Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.”
Vậy để thực hiện hoạt động đầu tư thành lập tổ chức thì nhà đầu tư trong nước/nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định pháp luật theo từng loại hình tổ chức mong muốn thành lập và pháp luật khác có liên quan đến loại hình tổ chức đó.
Theo quy định tại khoản 19, Điều 3 Luật đầu tư 2020 thì Nhà đầu tư nước ngoài là chỉ những cá nhân, chủ thể mang quốc tịch nước ngoài; tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài. Các chủ thể này tiến hành thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam khi thực hiện việc đầu tư.
Theo quy định tại Điều 63 Nghị định 31/2021/NĐ-CP ban hành ngày 26/3/2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư thì trường hợp thành lập tổ chức kinh tế đối với nhà đầu tư trừ trường hợp tại Điều 67 Nghị định 31/2021/NĐ-CP được tiến hành như sau:
“(i) Trường hợp thực hiện dự án đầu tư mới, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư mới và thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế;
(ii) Trường hợp nhận chuyển nhượng dự án đầu tư và thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trong trường hợp dự án đó không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) hoặc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trong trường hợp dự án đó đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) và thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.”
Đối với hồ sơ và thủ tục thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài cũng được bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế được thành lập.
Xem thêm về: góp vốn mua cổ phần
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm