Một trong những hình thức đầu tư hiện nay là thực hiện việc góp vốn mua cổ phần của tổ chức. Vậy hiểu thế nào về đầu tư theo hình thức góp vốn mua cổ phần? Điều kiện để thực hiện đầu tư theo hình thức góp vốn mua cổ phần là gì? Thủ tục đầu tư theo hình thức mua cổ phần được thực hiện như thế nào? Tìm hiểu ngay
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật thương mại - gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Hình thức góp vốn mua cổ phần là việc chủ thể đầu tư thực hiện việc dùng tài sản, nguồn vốn của bản thân thực hiện mua phần vốn góp của một công ty/doanh nghiệp/hợp tác xã/liên hợp tác xã và các tổ chức kinh tế khác theo quy định pháp luật để tiến hành hoạt động đầu tư phát triển dự án, sản phẩm theo chiến lược phát triển của chủ thể đó. Theo quy định tại khoản 1, Điều 24 thì nhà đầu tư có quyền thực hiện việc góp vốn mua cổ phần của tổ chức kinh tế theo quy định pháp luật.
Theo quy định tại khoản 21, Điều 3 Luật Đầu tư 2020 thì tổ chức kinh tế được hiểu là tổ chức được thành lập và được hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm các loại hình tổ chức như: Doanh nghiệp/hợp tác xã/liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác có chức năng thực hiện hoạt đồng đầu tư kinh doanh theo quy định định pháp luật.
Dựa trên khái niệm của hình thức đầu tư góp vốn mua cổ phần thì đặc điểm của hoạt đồng này bao gồm:
(i) Thứ nhất hoạt động đầu tư phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của tổ chức kinh tế nhất định không phụ thuộc ý chí cá nhân của một người;
(ii) Hoạt động này sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ liên quan đến tổ chức kinh tế, công ty đã được thành lập.
Có thể bạn quan tâm: hình thức đầu tư
Theo quy định tại khoản 2, Điều 24 Luật Đầu tư 2020 thì nhà đầu tư cần đáp ứng các điều kiện để thực hiện hoạt động đầu tư góp vốn mua cổ phần bao gồm:
“(i) Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật Đầu tư 2020;
(ii) Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Đầu tư 2020;
(iii) Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.”
Đồng thời theo quy định tại Điều 65 Nghị định 31/2021/NĐ-CP ban hành ngày 26/3/2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư thì Nhà đầu tư cần đảm bảo các điều kiện chi tiết như sau:
“(i) Các điều kiện về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài khi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong tổ chức kinh tế đã thành lập tại Việt Nam theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Luật Đầu tư và các Điều 15, 16 và 17 của Nghị định 31/2021/NĐ-CP;
(ii) Điều kiện về bảo đảm quốc phòng, an ninh và điều kiện sử dụng đất đối với tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong trường hợp tổ chức kinh tế đó có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới và xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, trừ tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế được thành lập theo quy định của Chính phủ.”
Vậy để thực hiện hoạt động đầu tư theo hình thức góp vốn mua cổ phần thì nhà đầu tư cần đáp ứng các điều kiện phù hợp và tương ứng với từng loại hình có nhu cầu thực hiện việc góp vốn mua cổ phần.
Xem thêm về: luật thương mại
Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn mua cổ phần được quy định cụ thể tại Điều 26 Luật Đầu tư 2020, cụ thể như sau:
Trường hợp nhà đầu tư góp vốn mua cổ phần thì phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện thủ tục thay đổi thành viên hoặc thay đổi cổ đông theo quy định của pháp luật về loại hình tương ứng của loại hình tổ chức kinh tế.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký thủ tục góp vốn mua cổ phần trước khi thay đổi thành viên, cổ đông nếu thuộc trong các trường hợp như sau:
“(i) Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp làm tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài;
(ii) Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp dẫn đến việc nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật Đầu tư nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế trong các trường hợp: tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới hoặc bằng 50% lên trên 50%; tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu trên 50% vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế;
(iii) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.”
Nếu nhà đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, Điều 26 Luật Đầu tư thì thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật có liên quan khi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế. Trường hợp có nhu cầu đăng ký việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế, nhà đầu tư thực hiện theo quy định pháp luật.
Ngoài ra, đối với trường hợp chủ thể góp vốn mua cổ phần là nhà đầu tư nước ngoài thì cần tuân thủ quy định về điều kiện và thủ tục theo quy định tại Điều 66 Nghị định 31/2021/NĐ-CP. Thủ tục đối với nhà đầu tư nước ngoài cũng cần đáp ứng điều kiện và thủ tục liên quan đến doanh nghiệp, tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật hiện hành.
Bài viết có liên quan: đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm