Nhà thầu đảm bảo về yêu cầu kỹ thuật được mở và tiến hành đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính. Việc thực hiện đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính của nhà thầu được quy định như sau:
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198Trước khi tiến hành đánh giá, hồ sơ đề xuất về tài chính phải được kiểm tra tính hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 63/2014/NĐ-CP. Cụ thể bao gồm:
(i) Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất về tài chính;
(ii) Kiểm tra các thành phần của hồ sơ đề xuất về tài chính, bao gồm: Đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính; bảng giá tổng hợp, bảng giá chi tiết; bảng phân tích đơn giá chi tiết (nếu có); các thành phần khác thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính;
(iii) Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính.
Bước đầu của công tác đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính của nhà thầu đó là việc đánh giá về tính hợp lệ của hồ sơ. Những hồ sơ đảm bảo tính hợp lệ được xem xét để đánh giá chi tiết. Cụ thể:
Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ: Hồ sơ đề xuất về tài chính của nhà thầu được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung sau đây:
(i) Có bản gốc hồ sơ đề xuất về tài chính;
(ii) Có đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính hợp lệ;
(iii) Hiệu lực của hồ sơ đề xuất về tài chính đáp ứng yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu.
Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính và xếp hạng nhà thầu: Đối với những nhà thầu có hồ sơ đề xuất về tài chính hợp lệ sẽ được đánh giá chi tiết về tài chính. Việc đánh giá chi tiết được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 30 Nghị định 63/2014/NĐ-CP. Cụ thể:
(i) Việc đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính và xếp hạng nhà thầu thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu;
(ii) Sau khi lựa chọn được danh sách xếp hạng nhà thầu, tổ chuyên gia lập báo cáo gửi bên mời thầu xem xét. Trong báo cáo phải nêu rõ các nội dung sau đây: Danh sách nhà thầu được xem xét, xếp hạng và thứ tự xếp hạng; Danh sách nhà thầu không đáp ứng yêu cầu và bị loại; lý do loại bỏ nhà thầu; Nhận xét về tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu. Trường hợp chưa bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế, phải nêu rõ lý do và đề xuất biện pháp xử lý; Những nội dung của hồ sơ mời thầu chưa phù hợp dẫn đến có cách hiểu không rõ hoặc khác nhau trong quá trình thực hiện hoặc có thể dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu (nếu có); đề xuất biện pháp xử lý.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm