Chi phí đào tạo là gì? Doanh nghiệp có được tính giảm trừ đối với chi phí đào tạo không? Chi phí đào tạo có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không?
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Chi phí đào tạo là khoản tiền dành cho người lao động với mục đích hỗ trợ nâng cao tay nghề phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 62 Bộ luật lao động 2012, chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học.
Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.
Mục đích của doanh nghiệp khi bỏ ra một khoản chi phí cho người lao động đi đào tạo là nhằm nâng cao tay nghề, nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng để phục vụ cho hoạt động của công ty. Cũng chính vì vậy, doanh nghiệp cũng được tính chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây cũng là quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC.
Tuy nhiên, để được tính là chi phí hợp lý, chi phí đào tạo cũng phải đáp ứng các điều kiện sau
Có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật, bao gồm hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo, hóa đơn chi phí đào tạo; bên cạnh đó, tùy tình huống thực tế mà có thể bao gồm thêm quyết định cử nhân viên đi học, bản cam kết khi học xong nhân viên sẽ làm việc tại doanh nghiệp, …
Trường hợp hóa đơn chi phí đào tạo từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) thì khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 26/2015/TT-BTC, chi phí đào tao được khấu trừ thuế giá trị gia tăng nếu đáp ứng các điều kiện sau:
Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ các trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới hai mươi triệu đồng nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày có tổng giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Nhà cung cấp là người nộp thuế có mã số thuế, trực tiếp khai và nộp thuế GTGT.
Theo quy định tại Tiết đ.6 Điểm đ Khoản 2 Điều 2 của Thông tư 111/2013/TT-BTC, đối với khoản chi trả hộ tiền đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động phù hợp với công việc chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động hoặc theo kế hoạch của đơn vị sử dụng lao động thì không tính vào thu nhập của người lao động.
Theo đó, người lao động được nhận chi phí đào tạo từ phía người sử dụng lao động không phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm