Ưu điểm và nhược điểm của hộ kinh doanh gia đình

Bởi Phạm Nhật Thăng - 21/09/2021
view 5848
comment-forum-solid 0
Hộ kinh doanh cá thể hay hộ kinh doanh gia đình là mô hình kinh doanh khá phổ biến, được nhiều thương nhân lựa chọn, bởi sự đơn giản của mô hình. Tuy nhiên, mô hình này có những nhược điểm của nó.

1- Hộ kinh doanh gia đình là gì

Căn cứ pháp lý: Điều 79 số Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.

Khái niệm hộ kinh doanh gia đình không được quy định trọng Luật doanh nghiệp, bởi hộ kinh doanh gia đình không phải là một loại hình doanh nghiệp. Định nghĩa về hộ kinh doanh gia đình được quy định trong Nghị định số 01/2021/NĐ-CP.

Theo đó, có thể hiểu hộ kinh doanh được đăng ký thành lập bởi một cá nhân hoặc các thành viên gia đình và họ phải dùng toàn bộ tài sản của mình để chịu trách nhiệm đối với hoạt động kinh doanh của hộ.

Trong trường hợp các thành viên của gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì phải ủy quyền cho một thành viên làm đại diện. Chủ hộ kinh doanh là cá nhân đăng ký hoặc người được các thành viên của gia đình ủy quyền làm đại diện

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý thành lập doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

2- Ưu điểm hộ kinh doanh gia đình 

{a] Về thủ tục đăng ký hộ kinh doanh gia đình 

Ưu điểm ở đây là thủ tục thành lập hộ kinh doanh hết sức đơn giản, nhanh gọn, thời gian được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũng ngắn.

Hồ sơ cần chuẩn bị để đăng ký thành lập bao gồm:

(i) Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

(ii) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký;

(iii) Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

(iv) Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

Sau khi đã chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cá nhân có nhu cầu đăng kí hộ kinh doanh nộp hồ sơ tới cơ quan đăng ký kinh doanh tại Ủy ban nhân dân cấp huyện.

[b] Về quy mô hộ kinh doanh gia đình

Quy mô hết sức gọn nhẹ, phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 81 của Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh có thể thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh.

[c] Về thuế đăng ký hộ kinh doanh gia đình

Hộ kinh doanh không phải kê khai thuế hàng tháng, thuộc trường hợp đóng thuế khoán, mức thuế này đã được ấn định bởi cơ quan có thẩm quyền.

{d] Về vốn kinh doanh hộ kinh doanh gia đình

Pháp luật không quy định về mức vốn tối thiểu mà hộ kinh doanh cần có khi thành lập. Tuỳ vào khả năng của mình, chủ hộ có thể quyết định mức vốn khi thành lập

[đ] Về ngành nghề kinh doanh hộ kinh doanh gia đình

Hộ kinh doanh gia đình có thể được thay đổi ngành nghề kinh doanh và thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh đơn giản hơn rất nhiều so với công ty.

[e] Về đối tượng thành lập hộ kinh doanh gia đình

Đối tượng thành có quyền thành lập hộ kinh doanh rộng hơn đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp. Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, ngoài những đối tượng được thành lập doanh nghiệp ra thì còn có các đối tượng sau:

(i) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

(ii) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

(iii) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

(iv) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

(v) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

(vi) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

(vi) Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

(vii) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Ngoài ra, còn có các ưu điểm sau: được phép hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm; Có thể thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; Có thể tạm ngừng kinh doanh vô thời hạn; Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý đăng ký nhãn hiệu của Công ty Luật TNHH Everest

3- Nhược điểm hộ kinh doanh gia đình

Tuy là có những ưu điểm nổi trội như trên, nhưng cá nhân có như cầu đăng kí thành lập doanh nghiệp cũng phải lưu ý một số những nhược điểm sau:

[a] Hộ kinh doanh gia đình không có tư cách pháp nhân

Hộ kinh doanh gia đình không có tài sản độc lập với cá nhân hoặc thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập. Chế độ chịu trách nhiệm của hộ kinh doanh gia đình là cá nhân hoặc thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản riêng. Vì vậy, hộ gia đình không có tư cách pháp nhân, không có con dấu riêng và theo quy định cũng không được mở chi nhánh hoặc văn phòng đại diện.

[b] Hộ kinh doanh gia đình phải chịu trách nhiệm vô hạn

Hộ kinh doanh gia đình phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản đối với mọi hoạt động kinh doanh. Đặc biệt, mỗi cá nhân chỉ được thành lập duy nhất một hộ kinh doanh cá thể.

Tính đến trường hợp làm ăn thua lỗ và có có nợ thì cá nhân hoặc thành viên hộ gia đình đăng kí thành lập phải lấy toàn bộ tài sản cá nhân của mình để thanh toán phần nghĩa vụ.

[c] Hộ kinh doanh gia đình không được hoàn thuế

Hộ kinh doanh gia đình không được hoàn thuế, không xuất được hóa đơn giá trị gia tăng bởi không được khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương phương pháp khấu trừ.

Theo quy định, hộ kinh doanh khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp. Hộ kinh doanh chỉ được sử dụng hóa đơn bán hàng và hộ kinh doanh cá thể không được mua hóa đơn thuế giá trị gia tăng.

[d] Hộ kinh doanh gia đình ít tạo được lòng tin cho khách hàng

Hộ kinh doanh gia đình ít tạo được lòng tin cho khách hàng và khó khăn trong việc huy động vốn bởi tính chất kinh doanh nhỏ lẻ

[đ] Hộ kinh doanh gia đình còn có thể gặp các khó khăn khác

Ngoài những nhược điểm nêu trên, cá nhân hoặc thành viên hộ gia đình thành lập hộ kinh doanh còn có các hạn chế bởi quy định của pháp luật như sau:

Cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.

Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

Trên đây là những nội dung về ưu điểm và nhược điểm mà các cá nhân đang có nhu cầu đăng kí thành lập hộ kinh doanh gia đình cần lưu ý, xem xét lựa chọn mô hình kinh doanh hợp lý, thuận lợi và mang lại nhiều lợi ích.

Xem thêm: Dịch vụ Luật sư ly hôn tại Công ty Luật TNHH Everest.

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Ưu điểm và nhược điểm của hộ kinh doanh gia đình được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Ưu điểm và nhược điểm của hộ kinh doanh gia đình có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn. 

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.52078 sec| 1024.039 kb