B2C là gì? 07 mô hình kinh doanh B2C phổ biến nhất

Bởi Phạm Nhật Thăng - 29/09/2021
view 3200
comment-forum-solid 0
B2C là viết tắt của “Business to customer”, đây là một trong số những mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp. Bài viết này sẽ phân tích rõ B2C là gì và đề cập 7 loại mô hình kinh doanh B2C phổ biến nhất.

1- Mô hình kinh doanh B2C là gì

B2C là thuật ngữ mô tả giao dịch giữa các doanh nghiệp với người tiêu dùng, nói một cách đơn giản thì đây là một quá trình bán các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp tới tay người tiêu dùng. Ví dụ các cá nhân mua sắm trực tiếp tại các cửa hàng quần áo, siêu thị tiện lợi là những phương thức truyền thống; hoặc với thời đại công nghệ bùng nổ như hiện nay, B2C sẽ được hiểu là mô hình bán sản phẩm/dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng thông qua các trang thương mại điện tử hay website của nhà cung cấp.

Như vậy, mô hình kinh doanh B2C chính là cách thức mà doanh nghiệp đưa sản phẩm/dịch vụ đến người tiêu dùng thường được sử dụng trong lĩnh vực thương mại điện tử. Mô hình này đòi hỏi doanh nghiệp duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng thông qua rất nhiều phương thức như cung cấp sản phẩm chất lượng, phục vụ chu đáo, tận tình, xây dựng các chính sách hoặc chương trình ưu đãi…tất cả chỉ hướng tới câu chuyện thu hút khách hàng mới và tạo dựng sự trung thành cho những khách hàng cũ.

2- Đặc điểm mô hình kinh doanh B2C

Có ba đặc điểm rất nổi bật của mô hình này đó là:

Thứ nhất, đặc điểm khách hàng của mô hình B2C này đó là những người dùng cá nhân, đây là những người có nhu cầu lên mạng Internet để mua sắm phục vụ nhu cầu của mình, không có bất kỳ giao dịch mua bán nào tiếp theo.

Thứ hai, mô hình B2C rất đa dạng về số lượng nhà cung cấp và thị trường, bất cứ một nhà cung cấp nào cũng có thể xây dựng cho mình một website hay đăng tải sản phẩm của mình lên một sàn thương mại điện tử nào khác để đưa sản phẩm tới khách hàng.

Thứ ba, mô hình B2C giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí bán hàng vì không cần thuê mặt bằng và người mua hàng cũng không cần trực tiếp đến cửa hàng. Chu trình bán hàng rõ ràng được ngắn hơn.

Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư nội bộ) của Công ty Luật TNHH Everest

B2C là gì? 7 mô hình kinh doanh B2C phổ biến nhất

3- Bảy (07) loại mô hình kinh doanh B2C phổ biến nhất

Luật Doanh nghiệp hay bất cứ văn bản pháp luật nào khác không có quy định nào về việc phân loại hay định nghĩa về mô hình kinh doanh. Đây là từ ngữ thể hiện cho sự tư duy phát triển của các doanh nghiệp khi mà văn hóa, kinh tế, công nghệ thông tin ngày càng phát triển, tùy từng thời kỳ mà cách thức bán sản phẩm tới người tiêu dùng có thêm những bước thay đổi mới. Sau đây là những mô hình B2C phổ biến nhất hiện nay:

[a] Mô hình kinh doanh Cổng thông tin điện tử (Portal)

Cổng thông tin điện tử hay Portal được hiểu như là một trang web xuất phát mà từ đó người sử dụng có thể dễ dàng truy xuất tới các trang web khác và dịch vụ, thông tin khác trên mạng máy tính ban đầu. Điển hình như Yahoo, Google, Cốc Cốc,…đây là những trang web đầu mối, cho phép truy xuất đến mọi trang web hay mọi thông tin khác.

Với khía cạnh mô hình kinh doanh B2C, cồng thông tin điện tử (Portal) ở đây được hiểu là doanh nghiệp sẽ xây dựng cho mình một website cho riêng doanh nghiệp mình, ở đó sẽ đăng tải các thông tin liên quan đến sản phẩm/dịch vụ mà họ kinh doanh, khách hàng có thể tìm kiếm các thông tin và mua sắm trực tuyến trên nền tảng website của họ. Ví dụ như: eBay, SAP portal,…doanh thu sẽ đến từ Phí dịch vụ, quảng cáo hoặc phí định kỳ.

[b] Mô hình kinh doanh Nhà cung cấp nội dung

Nhà cung cấp nội dung là một công ty cung cấp các nội dung thông tin như tin tức, âm nhạc, băng hình, các tác phẩm nghệ thuật dưới dạng số hóa thông qua website. Ví dụ: MP3.com hàng tháng sẽ thu phí đăng ký của những người sử dụng có nhu cầu truy cập hàng ngàn bài hát được tập hợp trên website của họ; hay tạp chí kinh tế Harvard Business Review sẽ thu phí bằng việc khi có người muốn download các nội dung trên đó, họ sẽ phải trả một khoản phí nhất định.

[c] Mô hình kinh doanh Nhà bán lẻ điện tử

Giờ đây chúng ta không còn xa lạ với việc mua sắm trên các sàn thương mại điện tử, ở Việt Nam rất thịnh hành với Shopee, Tiki, Sendo, Lazada…đây là những nền tảng website cho phép hàng ngàn doanh nghiệp, nhà bán lẻ được đăng tải sản phẩm của mình lên để bán sản phẩm tới khách hàng. Các trang thương mại điện tử này còn đảm nhận khâu giao vận, vận chuyển sản phẩm từ nhà cung cấp tới tay khác hàng.

[d] Mô hình kinh doanh Nhà cung cấp dịch vụ

Nhà cung cấp dịch vụ bao hàm tất cả các doanh nghiệp công nghệ thông tin cung cấp sản phẩm và giải pháp thông qua dịch vụ theo yêu cầu, trả tiền cho mỗi lần sử dụng. Ví dụ các doanh nghiệp công nghệ cung cấp dịch vụ internet, dịch vụ đăng ký tên miền, dịch vụ cung phần mềm quản lý bán hàng, dịch vụ phần mềm quản lý bệnh viện…

[đ] Mô hình kinh doanh Nhà tạo thị trường

Các nhà tạo thị trường là những người xây dựng nên môi trường số hóa để người mua và người bán gặp nhau, là nơi trưng bày sản phẩm, thực hiện các hoạt động nghiên cứu sản phẩm và nơi giá của mỗi sản phẩm được thiết lập. Mô hình này sẽ khác với mô hình nhà bán lẻ điện tử bởi đặc điểm giá của sản phẩm sẽ được thiết lập theo từng tình hình cụ thể chứ không cố định theo giá mà bên cung cấp sản phẩm áp đặt. Điển hình nhất có thể kể đến chính là các Sàn giao dịch chứng khoán, nơi mà giá cổ phiếu dao động, chênh lệch tính theo từng giây, từng phút. Hoặc điển hình khác như mô hình kinh doanh đấu giá của eBay, người mua và người bán tự mình thực hiện các công đoạn của quá trình mua bán, eBay giống như một trung gian môi giới sẽ thu được một khoản phí mỗi khi có giao dịch diễn ra.

[e] Mô hình kinh doanh Nhà trung gian giao dịch 

Nhà trung gian giao dịch là các website xử lý toàn bộ quá trình giao dịch cho khách hàng – những người đặt hàng qua điện thoại hoặc thư tín. Mô hình này thường được áp dụng đối với dịch vụ ngân hàng, du lịch, bất động sản và tư vấn việc làm. Đây là mô hình hướng đến việc tối ưu hóa thời gian và tiết kiệm chi phí cho các khách hàng, ví dụ một người có dự định đi du lịch, nếu tự mình tìm tòi các địa điểm cần đến, các khách sạn nên ở cũng như tính toán các chi phí ăn uống, vui chơi khác thì có thể người đó sẽ gặp khá nhiều khó khăn cũng như tốn nhiều thời gian suy nghĩ, cân đo đong đếm. Tuy nhiên, nếu họ bỏ ra một khoản phí cho các công ty kinh doanh về lĩnh vực du lịch thì họ sẽ được tư vấn, giới thiệu, thậm chí là sắp đặt cho họ cả một lộ trình du lịch, điểm đến hấp dẫn khiến họ cảm thấy hợp lý, hài lòng.

[f] Mô hình kinh doanh Nhà cung cấp cộng đồng

Nhà cung cấp cộng đồng được hiểu là những website nơi các cá nhân có chùng chung mục đích, những mối quan tâm giống nhau, thảo luận các vấn đề mà họ cùng quan tâm và hoàn toàn không bị giới hạn về mặt địa lý. Việc tạo ra mối quan tâm chung sẽ là cơ hội để các nền tảng website này có được lợi nhuận từ việc quảng cáo. Ví dụ chẳng hạn như một bà mẹ khi ghé thăm website ParentSoup.com có thể nhận được những lời khuyên về cách quấn tã lót, hay các tư vấn về loại tã lót nào tốt cho bé, khi này thì trang web sẽ gợi ý một số các liên kết với website Huggies.com, nếu khách hàng click chuột vào link Huggies.com và mua hàng từ website này thì Huggies sẽ trả tiền hoa hồng cho ParentSoup.com.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về tổ chức lại doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest 

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết B2C là gì? 07 mô hình kinh doanh B2C phổ biến nhất được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết  B2C là gì? 07 mô hình kinh doanh B2C phổ biến nhất  có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư doanh nghiệp, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.40603 sec| 1015.852 kb