Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp được pháp luật quy định như thế nào?

Bởi Hồ Thị Ngọc Ánh - 06/03/2021
view 220
comment-forum-solid 0

Dưới góc độ pháp lý, mua bán và sáp nhập (M&A) là một hoạt động đầu tư phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau như pháp luật chứng khoán, pháp luật doanh nghiệp, pháp luật cạnh tranh…Hiện nay, ngoài pháp luật quốc gia, M&A còn được quy định trong các cam kết quốc tế.

Mua bán và sáp nhập Bài viết được thực hiện bởi chuyên viên pháp lý Hồ Thị Ngọc Ánh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài (24/7): 1900 6198

Mua bán và sáp nhập theo quy định của Luật Doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp năm 2020 nhấn mạnh rằng, công ty hợp nhất đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền; nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các công ty bị hợp nhất. Theo hợp đồng hợp nhất công ty và công ty nhận sáp nhập đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền; nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của công ty bị sáp nhập theo hợp đồng sáp nhập

Quy định này nên được hiểu là, quyền sở hữu đối với tài sản; quyền sử dụng đất; hợp đồng; giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện và các chấp thuận khác của chính quyền… của các công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập sẽ được tự động chuyển sang cho công ty hợp nhất, công ty nhận sáp nhập theo hợp đồng hợp nhất, hợp đồng sáp nhập. Và do đó, các thủ tục hành chính để đăng ký quyền sở hữu tài sản; đăng ký quyền sử dụng đất; sửa đổi giấy phép, giấy chứng nhận và các giấy tờ tương tự khác chỉ mang tính phái sinh. Mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của việc hợp nhất và sáp nhập.

Mua bán và sáp nhập theo quy định của Luật Đầu tư

Luật Đầu tư năm 2020 yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần; mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường; thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp (Điều 26). Chính phủ nên sớm có phương thức giúp xác định, công bố đâu là “khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh” (ngoài đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển).

Cũng liên quan đến vấn đề an ninh, quốc phòng; Điều 24, Luật Đầu tư năm 2020 quy định rằng, việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần; mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đã có những lo lắng trong cộng đồng luật sư rằng, điều luật này sẽ làm cho cơ quan đăng ký đầu tư cấp tỉnh phải tiến hành lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao; Bộ Quốc phòng; Bộ Công an khi xem xét cấp chấp thuận cho nhà đầu tư nước ngoài góp vốn; mua cổ phần; mua phần vốn góp. Nếu như vậy, thời gian xem xét cấp chấp thuận sẽ kéo dài. Từ đó có thể gây thiệt hại lớn cho các bên trong giao dịch, cản trở sự thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Mua bán và sáp nhập theo quy định của Luật Cạnh tranh

Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định các hình thức tập trung kinh tế bao gồm: Sáp nhập; Hợp nhất; Mua lại; Liên doanh giữa các doanh nghiệp; Các hình thức tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật. Theo quy định của Luật Cạnh tranh, việc sáp nhập doanh nghiệp, hợp nhất doanh nghiệp và mua lại doanh nghiệp là hành vi tập trung kinh tế. Do đó, việc sáp nhập, hợp nhất; mua lại doanh nghiệp bị cấm trong trường hợp việc sáp nhập, hợp nhất; mua lại doanh nghiệp tạo ra thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế. Gây tác động hoặc khả năng tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam.

phát sinh doanh thu Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Mua bán và sáp nhập trong cam kết GATS/WTO

Việt Nam đã gia nhập WTO với cam kết mở cửa thị trường cho các nhà đầu tư nước ngoài theo lộ trình. Kể từ năm 2009, nhiều lĩnh vực dịch vụ đã cho phép nhà đầu tư nước ngoài được tham gia cung cấp. Sự mở rộng này là cơ hội cho hoạt động đầu tư thông qua hình thức M&A. Một số hạn chế về tỷ lệ sở hữu cổ phần không có thời hạn dỡ bỏ như:

Dịch vụ liên quan đến lâm nghiệp, săn bắn và nông nghiệp: Chỉ cho phép thành lập liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh. Phần vốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 51% vốn pháp định của liên doanh.

Dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng: Phần vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh không vượt quá 65% vốn pháp định của liên doanh.

Cam kết trong khu vực ASEAN

Các cam kết quốc tế của Việt Nam trong khu vực ASEAN về M&A chủ yếu được thể hiện ở Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN. Một trong những mục tiêu của Hiệp định là xây dựng một Khu vực Đầu tư ASEAN có môi trường đầu tư thông thoáng và rõ ràng hơn giữa các quốc gia thành viên ASEAN. Theo đó, các quốc gia thành viên cam kết thực hiện các biện pháp thích hợp để bảo đảm tính rõ ràng và nhất quán trong việc áp dụng và giải thích các luật, quy định và thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư của nước mình, nhằm tạo ra và duy trì một chế độ đầu tư có thể dự đoán trước trong ASEAN.

Các cam kết quốc tế về đầu tư song phương 

Các cam kết này bao gồm Hiệp định khuyến khích, bảo hộ và tự do hoá đầu tư Việt Nam - Nhật Bản và trong Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ. Bên cạnh cam kết về bảo hộ đầu tư, Việt Nam còn cam kết về quyền thành lập đối với nhà đầu tư nước ngoài. Hai hiệp định này đều sử dụng phương pháp chọn bỏ, tức là đưa ra các cam kết chung và các Bên ký kết có quyền duy trì hoặc ban hành các biện pháp không phù hợp với các nghĩa vụ chung này và phải liệt kê các biện pháp đó trong một số phụ lục.

Tại Phụ lục H của Hiệp định BTA; Việt Nam cam kết với Hoa Kỳ xóa bỏ mọi hạn chế về việc chuyển nhượng vốn đầu tư. Theo đó, DN 100% vốn đầu tư nước ngoài không bắt buộc phải chuyển nhượng cho DN Việt Nam. Cam kết cho phép Hoa Kỳ thành lập công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài; nới lỏng các hạn chế về sở hữu vốn của nhà đầu tư Hoa Kỳ. Theo quy định của BTA, trong vòng 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực; nhà đầu tư Hoa Kỳ được thành lập công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện. Nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật; hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng kiến thức ý kiến của chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo; bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
Hồ Thị Ngọc Ánh

Hồ Thị Ngọc Ánh

https://luatcongty.vn Hồ Thị Ngọc Ánh là chuyên viên pháp lý của một công ty luật tại Hà Nội. Hiện tại Ngọc Ánh cũng đang là content editor của website luatcongty.vn

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.85609 sec| 1011.047 kb