Pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp

Bởi Phạm Thị Yến Nhi - 29/08/2020
view 218
comment-forum-solid 0

Thuật ngữ “tái cơ cấu” hiện đang được sử dụng khá phổ biến và cũng có nhiều cách hiểu khác nhau. Theo nhà nghiên cứu Micheal Hammer và James Champy, tái cơ cấu là “hoạt động xem xét và cấu trúc lại một phần hay toàn bộ một tổ chức, đơn vị nào đó”. Dưới góc độ lý thuyết, ngoài việc thiết lập các chức năng và xem xét các nhiệm vụ của từng bộ phận, chúng ta còn phải chú ý tới các quy trình hoàn thiện từ khâu nguyên liệu cho tới sản xuất, tiếp thị và phân phối.

Quan niệm về xác định giá trị doanh nghiệp trong mối quan hệ tái cơ cấu tổ chức tín dụng

Thông thường, tái cơ cấu thường chỉ được thực hiện khi đà phát triển của doanh nghiệp bị chặn lại hoặc ở trường hợp xấu hơn là bắt buộc phải làm để tồn tại, tránh bị phá sản[6]. Có nhiều trường hợp tái cơ cấu trong hoàn cảnh bắt buộc như vậy đã giúp doanh nghiệp chuyển mình, nhưng đa phần các doanh nghiệp gặp phải rất nhiều khó khăn, thậm chí rơi vào thất bại. Như vậy, để tái cơ cấu thành công, doanh nghiệp phải chủ động thực hiện từ sớm, khi đó, doanh nghiệp có thể đề ra kế hoạch và lộ trình rõ ràng, chính xác, không bị áp lực trong tình huống nguy cấp khiến việc triển khai bị chệch hướng, mất kiểm soát.
Các hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp không chỉ bao gồm sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp thông qua việc xây dựng lại sơ đồ cơ cấu tổ chức, thay đổi các phòng ban chức năng với những tên gọi mới, tái cơ cấu còn quan tâm đến tính hệ thống và chuyên nghiệp trong phương thức thực hiện, phối hợp và điều hành công việc. Theo đó, tái cơ cấu có thể ở các cấp độ khác nhau, cấp độ cao là sự thay đổi tầm nhìn, chiến lược, cơ cấu lại toàn bộ tổ chức có tính hệ thống; cấp thấp là sự chuyển đổi, sắp xếp lại, đổi mới quy trình hoạt động và cũng có thể bao gồm cả hai cấp, vừa làm thay đổi tầm nhìn chiến lược, vừa thực hiện tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp.
Tổ chức tín dụng (TCTD) là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. TCTD bao gồm ngân hàng, TCTD phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân[8]. TCTD có vị trí là một trung gian tài chính, với chức năng cơ bản là truyền dẫn vốn từ những nơi tạm thời nhàn rỗi đến những nơi có nhu cầu về vốn thực hiện đầu tư, sản xuất, kinh doanh nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho cá nhân, tổ chức và xã hội. Với đối tượng kinh doanh trực tiếp là tiền tệ, các hoạt động ngân hàng do TCTD thực hiện chứa đựng rủi ro cao và rủi ro mang tính phản ứng dây chuyền. Ở mức độ cao của sự rủi ro, hoạt động của các TCTD có khả năng dẫn tới khủng hoảng kinh tế - xã hội. Thêm vào đó, về cơ cấu tài chính và tài sản, TCTD là doanh nghiệp có quy mô lớn (vốn chủ sở hữu và tổng tài sản lớn), nguồn vốn của các TCTD chứa đựng nhiều khoản nợ được huy động từ bên ngoài. Bởi vậy, hệ số nợ của các TCTD cao và cơ cấu tài sản của TCTD thường đặc biệt. Những đặc thù này đòi hỏi các TCTD phải có biện pháp quản lý phù hợp và thường xuyên phải sắp xếp, cơ cấu lại.

Quan niệm về hoàn thiện pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu tổ chức tín dụng

Về lý thuyết, theo quan điểm pháp luật truyền thống, hệ thống pháp luật là “tổng thể các quy phạm pháp luật (QPPL) có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân định thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản do Nhà nước ban hành theo những trình tự, thủ tục và hình thức nhất định”. Hệ thống pháp luật theo quan điểm này được xem xét theo hai góc độ:
Thứ nhất, tổng thể các QPPL là hệ thống cấu trúc (bên trong) của pháp luật, có mối quan hệ nội tại thống nhất với nhau.
Thứ hai, hệ thống các văn bản QPPL, được coi là hệ thống nguồn của pháp luật, là hình thức biểu hiện bên ngoài của pháp luật hay hình thức tồn tại của pháp luật. Quan điểm về nguồn luật của chúng ta hiện nay mới chỉ công nhận các văn bản pháp luật là nguồn luật nên hệ thống các văn bản pháp luật hay nguồn luật cũng chính là hệ thống pháp luật thực định.
Từ quan niệm như trên, có thể nhận định hoàn thiện pháp luật xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu tổ chức tín dụng ở nước ta là việc sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng và lĩnh vực liên quan điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình xác định giá trị TCTD gắn với hoạt động tái cơ cấu nhằm đảm bảo TCTD đảm bảo và duy trì năng lực của mình trong hoạt động ngân hàng, đồng thời đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan phát sinh trong quá trình định giá và tái cơ cấu TCTD.
Về ý nghĩa, hoàn thiện pháp luật xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu tổ chức tín dụng là hoạt động góp phần thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong quản lý và điều hành kinh tế. Trong Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020, Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành trung ương Đảng khoá XII đặt ra nhiệm vụ phải đẩy mạnh cơ cấu tổng thể các ngành, trong đó nhấn mạnh cơ cấu thị trường tài chính, “nâng cao năng lực quản trị của các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế”. Từ sau khủng hoảng kinh tế, hoạt động của hệ thống TCTD trên thị trường đã bộc lộ nhiều bất cập nội tại như tình trạng sở hữu chéo, nợ xấu.
Do đó, bên cạnh triệt để thực hiện tái cơ cấu TCTD, hoàn thiện pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong kinh doanh ngân hàng chính là góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động và đảm bảo tính ổn định của thị trường. Pháp luật về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trong kinh doanh ngân hàng bao hàm các quy định từ tiêu chuẩn, điều kiện thành lập TCTD, các tiêu chí an toàn cần đáp ứng của TCTD, và các quy định về hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, do đó, hoàn thiện và đảm bảo hiệu quả thực thi các quy định pháp luật này đồng nghĩa với đảm bảo một thị trường tiền tệ hiệu quả. Bên cạnh đó, hoàn thiện pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu TCTD nhằm tăng cường bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu và của chính TCTD, cùng với đó đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.
Phạm Thị Yến Nhi

Phạm Thị Yến Nhi

https://luatcongty.vn Phạm Thị Yến Nhi một cô gái nhiệt tình, vui vẻ và yêu đời. Có niềm đam mê với việc viết lách, thích tìm hiểu, phân tích các vấn đề pháp lý khác nhau để tạo thêm nhiều giá trị cho bản thân. Vì vậy rất mong muốn được chia sẽ những kiến thức mà mình học hỏi và tìm hiểu đến bạn đọc. Các bài viết của Yến Nhi trên website luatcongty.vn là những kiến thức mà Nhi muốn chia sẻ đến mọi người

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.77035 sec| 991.828 kb