Nội dung bài viết [Ẩn]
Cung ứng lao động hay còn gọi là hoạt động cho thuê lại lao động (theo thuật ngữ pháp lý) là hoạt động một doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh cho thuê lại lao động, ký hợp đồng với người lao động nhưng không trực tiếp sử dụng mà cho doanh nghiệp khác thuê lại. Người lao động vẫn duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động nhưng làm việc cho doanh nghiệp thuê lại và chịu sự quản lý của doanh nghiệp đó. Bởi vì những năm gần đây, pháp luật mới thừa nhận hoạt động cung ứng lao động nên quy định của pháp luật điều chỉnh về vấn đề này còn hạn chế và phần lớn chỉ tập trung vào hoạt động cấp phép kinh doanh.
Nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có nhu cầu thành lập công ty kinh doanh lĩnh vực này, Công ty TNHH Everest xin có hướng dẫn sơ bộ như sau:
Bài viết được thực hiện bởi chuyên viên pháp lý Hồ Thị Ngọc Ánh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài (24/7): 1900 6198Bao gồm: Bộ luật lao động năm 2012; Luật đầu tư năm 2014; Luật doanh nghiệp năm 2014; Nghị định 55/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành khoản 3 điều 54 của bộ luật lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động; Thông tư 01/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 55/2013/NĐ-CP.
Phải là doanh nghiệp chuyên kinh doanh cho thuê lại lao động, có vốn và tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp từ 10.000.000.000 đồng trở lên (được xác định bởi một trong các văn bản sau: Giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó hoạt động cho thuê lại lao động là nội dung được cấp phép; Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động do cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp; Văn bản khác do cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp cho doanh nghiệp để tiến hành hoạt động cho thuê lại lao động).
Đã có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực cho thuê lại lao động từ 05 năm trở lên (được xác định bởi hợp đồng mà doanh nghiệp đã tiến hành hoạt động cho thuê lại lao động, trong đó thể hiện thời gian hoạt động cho thuê lại lao động đã được cấp phép theo quy định nước sở tại và các tài liệu liên quan nếu có).
Có giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại chứng nhận doanh nghiệp và người đại diện phần vốn góp của doanh nghiệp chưa có hành vi vi phạm pháp luật nước sở tại hoặc pháp luật của nước có liên quan.
Bước 1: Đăng kí đầu tư
Theo quy định của Luật đầu tư năm 2014, nhà đầu tư nước người khi thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam cần thực hiện thủ tục đăng kí đầu tư tại Sở kế hoạch và đầu tư.
Hồ sơ cần chuẩn bị gồm: Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (theo mẫu); Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức; Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư; Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh; Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài;
Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày Sở kế hoạch và Đầu tư nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng kí đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư, trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lí do.
Bước 2: Đăng ký thành lập doanh nghiệp
Căn cứ theo Luật doanh nghiệp hiện hành, việc thành lập doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục sau:
Hồ sơ cần chuẩn bị: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; Điều lệ công ty; Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc danh sách cổ đông của công ty cổ phần; Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực: Giấy CMND, còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân; Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, văn bản uỷ quyền của người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức ; Quyết định góp vốn đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức.
Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính.
Thời hạn giải quyết: 05 – 07 ngày làm việc.
Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Luật sư tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Bước 3: Xin cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động
Điều kiện để được cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động:
Đã thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng;
Bảo đảm vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh hoạt động cho thuê lại lao động là 2.000.000.000 đồng;
Có trụ sở theo quy định: Địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp cho thuê phải ổn định và có thời hạn ít nhất từ 02 năm trở lên; nếu là nhà thuộc sở hữu của người đứng tên đăng ký kinh doanh thì trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại hoặc gia hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động phải có giấy tờ hợp lệ, nếu là nhà thuê thì phải có hợp đồng thuê nhà có thời hạn thuê từ 02 năm trở lên;
Người đứng đầu doanh nghiệp bảo đảm điều kiện theo quy định, cụ thể: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, lý lịch rõ ràng; Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực cho thuê lại lao động từ 03 năm trở lên; Trong 03 năm liền kề trước khi đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, không đứng đầu doanh nghiệp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc không tái phạm hành vi giả mạo hồ sơ xin cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ xin cấp, cấp lại hoặc gia hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm