Triệu tập cuộc họp đại hội đồng cổ đông trong Công ty cổ phần

Bởi Trần Thu Trà - 20/02/2021
view 139
comment-forum-solid 0

Triệu tập cuộc họp đại hội đồng cổ đông họp thường niên mỗi năm một lần, thường được tổ chức trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Thời hạn tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông có thể được gia hạn theo đề nghị của Hội đồng quản trị, nhưng không quá 06 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính (cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền gia hạn).

Triệu tập cuộc họp Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông

Không quy định bắt buộc phải thực hiện tại trụ sở công ty, nhưng phải ở trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tổ chức đồng thời ở nhiều địa điểm khác nhau thì địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông được xác định là nơi chủ tọa tham dự họp.

Các công việc cần thực hiện

(i) Lập Danh sách cổ đông có quyền dự họp;

Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông phải đảm bảo: Được lập dựa trên sổ đăng ký cổ đông của công ty; Được lập không sớm hơn 05 ngày trước ngày gửi giấy mời họp Đại hội đồng cổ đông (nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn dài hơn); Phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính của cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần từng loại, số và ngày đăng ký cổ đông của từng cổ đông.

(ii) Cung cấp thông tin và giải quyết khiếu nại liên quan đến danh sách cổ đông;

(iii) Lập Chương trình và nội dung cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên hoặc Chương trình và nội dung cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường;

Chương trình và nội dung cuộc họp được lập trước khi gửi Thông báo triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông. Tuy nhiên, cổ đông hoặc nhóm cổ đông theo quy định vẫn có quyền kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp nhưng phải gửi đến công ty chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày khai mạc, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định thời hạn khác.

Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải chấp nhận và đưa kiến nghị vào dự kiến chương trình và nội dung cuộc họp, trừ các trường hợp được từ chối kiến nghị theo quy định. Kiến nghị sẽ được chính thức bổ sung vào chương trình và nội dung cuộc họp nếu được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận.

Các trường hợp được quyền từ chối kiến nghị:

(i) Kiến nghị được gửi đến không đúng thời hạn hoặc không đủ, không đúng nội dung;

(ii) Vấn đề kiến nghị không thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông;

(iii) Trường hợp khác theo quy định của Điều lệ công ty.

Lưu ý: Kiến nghị phải bằng văn bản và ghi rõ tên cổ đông, số lượng từng loại cổ phần của cổ đông hoặc thông tin tương đương, vấn đề kiến nghị đưa vào chương trình họp.

(iv) Chuẩn bị tài liệu cho cuộc họp;

(v) Dự thảo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông theo nội dung dự kiến của cuộc họp; danh sách và thông tin chi tiết của các ứng cử viên trong trường hợp bầu thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên;

(vi) Xác định thời gian và địa điểm họp;

(vii) Gửi thông báo mời họp đến từng cổ đông có quyền dự họp;

(viii) Các công việc khác phục vụ cuộc họp.

Triệu tập cuộc họp lần hai, lần ba

Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông chỉ được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

(i) Triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần hai: Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất, nếu Điều lệ công ty không quy định khác thì phải triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần hai.

Cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 33% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

(ii) Triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần ba: Trường hợp cuộc họp triệu tập lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành, trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai, nếu Điều lệ công ty không quy định khác thì phải triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần ba.

Trường hợp này, cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông được tiến hành không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp.

Chi phí thực hiện: Chi phí triệu tập và tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông sẽ được công ty hoàn lại.

Ngoài cuộc họp thường niên, Đại hội đồng cổ đông có thể triệu tập cuộc họp bất thường

(i) Hội đồng quản trị xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty;

(ii) Số thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát còn lại ít hơn số thành viên theo quy định, cụ thể: Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát có ít hơn 03 thành viên; Số lượng thành viên độc lập Hội đồng quản trị giảm xuống, thấp hơn 20% tổng số thành viên Hội đồng quản trị;

(iii) Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;

(v) Theo yêu cầu của Ban kiểm soát;

(vi) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày số thành viên Hội đồng quản trị còn lại ít hơn 03 thành viên hoặc nhận được yêu cầu của cổ đông / nhóm cổ đông hoặc Ban kiểm soát, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

Lưu ý: Trường hợp số thành viên Hội đồng quản trị bị giảm quá một phần ba so với số quy định tại Điều lệ công ty thì Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày số thành viên bị giảm quá một phần ba;

Trường hợp Hội đồng quản trị không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và các thành viên Hội đồng quản trị phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho công ty.

Ban kiểm soát sẽ thay thế Hội đồng quản trị triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường do Hội đồng quản trị triệu tập nêu trên.

Trường hợp Ban kiểm soát không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại phát sinh cho công ty.

Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có quyền đại diện công ty triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông nếu Ban kiểm soát không triệu tập cuộc họp.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
Trần Thu Trà

Trần Thu Trà

https://luatcongty.vn Trần Thu Trà là một cô gái nhiệt tình, vui vẻ và yêu đời. Có niềm đam mê với việc viết lách, thích tìm hiểu, phân tích các vấn đề pháp lý khác nhau để tạo thêm nhiều giá trị cho bản thân. Vì vậy rất mong muốn được chia sẽ những kiến thức mà mình học hỏi và tìm hiểu đến bạn đọc. Các bài viết của Trà trên website luatcongty.vn là những kiến thức mà Trà muốn chia sẻ đến mọi người

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
2.37041 sec| 1007.758 kb