Tranh chấp trong hợp đồng tín dụng là một trong những dạng tranh chấp phổ biến nhất hiện nay được giải quyết tại tòa án nhân dân các cấp. Vậy những gì cần lưu ý trong tranh chấp về hợp đồng tín dụng
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Theo Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Bản chất hợp đồng tín dụng là một dạng cụ thể của hợp đồng vay tài sản. Tuy nhiên, chỉ gọi là hợp đồng tín dụng trong trường hợp bên cho vay là các tổ chức tín dụng. Đây chính là một dạng hợp đồng vay tài sản, theo đó tổ chức tín dụng là bên cho vay một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Tranh chấp trong dạng hợp đồng này là những mâu thuẫn, bất đồng phát sinh từ quyền và nghĩa vụ trong giữa các bên cho vay là tổ chức tín dụng và bên vay. Đó là những tranh chấp về việc giải ngân, nợ lãi, lãi xuất, xử lý tài sản thế chấp.
Bạn có thể tìm hiểu thêm tất tần tật về giải quyết tranh chấp hợp đồng những điều doanh nhân cần biếtHợp đồng tín dụng có thể bị vô hiệu trong một số trường hợp điển hình sau đây:
Vô hiệu do yếu tổ chủ thể
Hợp đồng tín dụng có đối tượng là một khoản tiền được bên cho vay giao cho bên vay sử dụng, làm phát sinh nghĩa vụ tài chính của bên vay đối với bên cho vay theo thỏa thuận khi phải trả gốc và lãi vay.
Vì vậy, hợp đồng này gắn chặt với rủi ro tài chính của bên cho vay nếu không thu đủ hoặc không thu đúng hạn vốn cho vay hoặc lãi cho vay. Đồng thời, trong một số trường hợp cũng làm phát sinh rủi ro tài chính của bên vay nếu như khoản vốn vay vượt quá nhu cầu vốn của bên vay, không được sử dụng một cách hiệu quả hoặc bị thất thoát trong quá trình sử dụng vốn vay.
Vô hiệu do nguyên nhân từ đổi trọng của hợp đồng
Cho vay ngoại tệ mà khách hàng vay ngoại tệ không có đủ điều kiện được cho vay ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước sẽ dẫn đến hợp đồng tín dụng bị vô hiệu.
Vô hiệu do vi phạm điều cấm khác của pháp luật
Hoạt động tín dụng bị điều chỉnh bởi rất nhiều quy định của pháp luật, do vậy việc nhận diện hợp đồng tín dụng vi phạm điều cấm của pháp luật là một vấn đề khó đối với cả tổ chức tín dụng, khách hàng và Luật sư.
Tranh chấp do vi phạm nghĩa vụ trả nợ là một loại tranh chấp phổ biến nhất trong các tranh chấp hợp đồng tín dụng.
Bản chất của tranh chấp này là việc bên khách hàng vay vốn không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ, bao gồm nợ gốc, nợ lãi vay và trong một số ít trường hợp là việc khách hàng vay vốn trả nợ trước hạn không đúng thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không thanh toán phí trả nợ trước hạn cho tổ chức tín dụng.
Theo quy định của pháp luật, việc thu hồi nợ vừa là quyền và cũng là nghĩa vụ của tổ chức tín dụng, đặc biệt là đối với các tổ chức tín dụng có vốn góp của Nhà nước hoặc khoản nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.
Pháp luật hiện nay quy định rất rộng quyền của tổ chức tín dụng được thu hồi nợ trước hạn, tổ chức tín dụng có quyền “chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng” .
Các tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng khá đa dạ trong đó những tranh chấp phổ biến là:
Trong thực tiễn hoạt động thời gian gần đây, do tiếp thu những điểm tiến bộ, các tổ chức tín dụng tại Việt Nam thường chia ra hai loại hợp đồng: có cam kết và không cam kết.
Theo đó, đối với hợp đồng tín dụng có cam kết thì giải ngân theo hợp đồng là nghĩa vụ của tổ chức tín dụng, cho dù tổ chức tín dụng có gặp khó khăn về nguồn vốn để giải ngân hoặc bị lỗ do lãi suất khoản giải ngân thấp hơn giá vốn hay vấn đề khác, như đã hết hạn mức cho vay đối với lĩnh vực ngành nghề.
Thông thường, những dự án đầu tư trung và dài hạn có sự phụ thuộc lớn vào cam kết giải ngân của tổ chức tín dụng. Việc vi phạm nghĩa vụ giải ngân của tổ chức tín dụng có thể dẫn đến cả dự án đầu tư bị thất bại và thiệt hại đối với khách hàng vay vốn là rất lớn.
Tranh chấp Hợp đồng tín dụng cũng như các loại hợp đồng khác, điều mà các bên hướng tới là nhanh chóng “giải quyết” tranh chấp và đạt được kết quả tốt nhất.
Hòa giải, thương lượng là biện pháp tốt nhất đáp ứng những vấn đề đó, tuy nhiên khi đã có tranh chấp xảy ra thì việc các bên có thể ngồi lại với nhau để tìm tiếng nói chung là điều vô cùng khó khăn.
Nếu sự tự do thỏa thuận không đem lại kết quả gì, thì có hai phương thức mà các bên thường lựa chọn để giải quyết tranh chấp là:
Xem thêm: So sánh giải quyết tranh chấp hợp đồng tại tòa án và trọng tài?
Ngoài tranh chấp hợp đồng tín dụng đã trình bày ở trên, quý bạn đọc có thể tham khảo một số tranh chấp hợp đồng khác như:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm