Hướng dẫn giải quyết về tranh chấp hợp đồng đặt cọc

view 133
comment-forum-solid 0

Tranh chấp hợp đồng đặt cọc thì Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết là vấn đề nhiều người đang có tranh chấp này thắc mắc.

Hợp đồng đặt cọc cần lưu ý điều gì Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Quy định về hợp đồng đặt cọc

Đặt cọc là gì?

Theo quy định tại Điều 328 Bộ luật dân sự 2015, đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Tranh chấp hợp đồng đặt cọc thì Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết là vấn đề nhiều người đang có tranh chấp này thắc mắc vì nếu không nộp đơn khởi kiện đúng Tòa án nhân dân có thẩm quyền thì sẽ bị trả lại đơn dẫn đến không đảm bảo quyền lợi của mình. Vậy Tòa án nào có thẩm quyền, làm sao để xác định, luật sư hỗ trợ như thế nào, trong phạm vi bài viết này chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể cho người đọc.

Bản chất việc đặt cọc là một quy định nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ, vì thế khi mua nhà, mua đất hay thuê nhà… thì hợp đồng đặt cọc được lập ra. Việc đặt cọc bao nhiêu thường do các bên thoả thuận.

Hợp đồng đặt cọc thế nào là hợp pháp?

Hợp đồng đặt cọc là văn bản ghi lại sự thỏa thuận về khoản đặt cọc giữa bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc trong quá trình giao dịch, có đầy đủ nội dung của một bản hợp đồng theo Điều 398 Bộ luật dân sự 2015 và có thỏa thuận về vấn đề nhận cọc, phạt cọc theo Điều 328 Luật này.

Hợp đồng đặt cọc này không bắt buộc phải công chứng, song để đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro thì các bên hoàn toàn có thể yêu cầu công chứng hợp đồng đặt cọc này.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc

Theo Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc là Tòa án nhân dân cấp huyện vì tranh chấp hợp đồng là tranh chấp dân sự theo khoản 3 Điều 26 của luật này.

Riêng đối với hợp đồng đặt cọc mua bán đất, Tòa án giải quyết là Tòa án cấp huyện nơi có đất theo Điều 203 luật đất đai 2013.

Còn đối với hợp đồng đặt cọc có yếu tố nước ngoài thì theo Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thẩm quyền thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết tranh chấp

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
Luật sư Nguyễn Bích Phượng

Luật sư Nguyễn Bích Phượng

https://everest.org.vn/luat-su-nguyen-bich-phuong/ Luật sư Nguyễn Bích Phượng có 4 năm kinh nghiệm làm việc tại Công ty Luật TNHH Everest: Xử lý các vụ án liên quan đến tranh chấp về thừa kế, hôn nhân- gia đình, dân sự, lao động, doanh nghiệp.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.52928 sec| 987.93 kb