Nhượng quyền thương mại ở Việt Nam cần lưu ý điều gì?

view 128
comment-forum-solid 0
Nhượng quyền Việt Nam là một hoạt động thương mại nhằm mở rộng hệ thống kinh doanh, phân phối hàng hoá, dịch vụ của các thương nhân. Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Khái niệm hoạt động nhượng quyền thương mại

Khái niệm nhượng quyền thương mại dưới góc độ kinh tế

Nhìn nhận dưới góc độ kinh tế, nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại nhằm mở rộng hệ thống kinh doanh, phân phối hàng hoá, dịch vụ của các thương nhân thông qua yiệc chia sẻ quyền kinh doanh trên một thương hiệu, bí quyết kinh doanh cho một thương nhân khác. Hoạt động này được tạo lập bởi ít nhất là hai bên chủ thể: bên nhượng quyền - là bên có quyền sở hữu đối với “quyền thương mại” và bện nhận quyền - là bên độc lập, muốn kinh doanh bằng “quyền kinh doanh”, hay còn gọi là “quyền thương mại” của bên nhượng quyền.

Các bên thỏa thuận: bên nhượng quyền trao cho bên nhận “quyền kinh doanh” bao gồm quyền sử dụng mô hình, kĩ thuật kinh doanh sản phẩm, dịch vụ dưới tên thương mại hoặc nhãn hiệu hàng hoá của minh và nhận lại một khoản phí hay phần trăm doanh thu trong một khoảng thời gian nhất định; bên nhận quyền sử dụng “quyền kinh doanh” của bên nhượng quyền để tiến hành hoạt động kinh doanh nhưng phải chấp nhận tuân thủ một số điều kiện mà bên nhượng quyền đưa ra.

Như vậy, dưới góc độ kinh tế, bản thân nhượng quyền thương mại không phải là một cơ sở kinh doanh mà là một cách thức kinh doanh. Thông qua cách thức kinh doanh này, bên nhượng quyền và bên nhận quyền đều hướng tới những khoản doanh thu trực tiếp do các hoạt động thương mại tương đối độc lập đem lại.

Có thể khẳng định, dưới góc độ kinh tế, hoạt động nhượng quyền thương mại chính là một cách thức kinh doanh thu lợi nhuận nhưng cũng chính là một cơ hội đầu tư xúc tiến thương mại hoặc một cơ hội nhằm hạn chế rủi ro trong những hoạt động kinh doanh độc lập của các bên nhận quyền và nhượng quyền thương mại.

Khái niệm nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp lý

Dưới góc độ pháp lý, một trong những khái niệm sớm nhất về hoạt động thương mại này chính là một phần đặc biệt trong một phán quyết của Toà án phúc thẩm Paris ngày 20/4/1978. Theo đó, nhượng quyền thương mại được định nghĩa như:

(i) Một phương pháp hợp tác giữa hai hoặc nhiều doanh nghiệp, một bên là bên nhượng quyền, bên kia là bên được nhượng quyền, trong đó, bên nhượng quyền - chủ sở hữu của tên thương mại hoặc tên pháp lý quen thuộc, các ký hiệu, các biểu tượng, nhãn hiệu hàng hoá, nhắn hiệu thương mại hoặc nhãn hiệu dịch vụ, một bí quyết đặc biệt,

(ii) trao cho người khác quyền sử dụng một tập hợp các sản phẩm, dịch vụ nguyên gốc hoặc đặc biệt, để độc quyền khai thác chúng một cách bắt buộc và hoàn toàn theo cách thức thương mại đã được thử nghiệm, được chỉnh sửa và hoàn thiện định kì, để có được ảnh hưởng tốt nhất đối với thị trường và để đạt được sự phát triển tăng tốc của hoạt động thương mại của doanh nghiệp liên quan, để

(iii) đổi lấy tiền bản quyền hoặc một lợi thế; theo hợp đồng, có thể

(iv) có sự hỗ trợ về sản xuất, thương mại hoặc tài chính, để bên được nhượng quyền hội nhập vào hoạt động thương mại của bên nhượng quyền và bên nhượng quyền có thể tiến hành một số kiểm soát đối với bên được nhượng quyền về việc thực hiện một phương pháp độc đáo hoặc một bí quyết đặc biệt để duy trì hình ảnh của nhãn hiệu dịch vụ hoặc sản phẩm bán ra và phát triển khách hàng với giá rẻ nhất, với khả năng sinh lợi lớn nhất của cả hai bên, theo đó,

(v) hai bên vẫn độc lập hoàn toàn về mặt pháp luật.

Khái niệm này đã miêu tả khá chi tiết các đặc điểm cơ bản, đồng thời cũng xác định quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên chủ thể trong quan hệ nhượng quyền thương mại. Theo Bộ Quy chế của châu Âu về nhượng quyền thương mại do Hiệp hội châu Âu về nhượng quyền thương mại ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/1992, hoạt động này được gọi bằng một tên khác: chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu và được định nghĩa như sau:

“Chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu được định nghĩa là một hệ thong thương mại hoá các sản phẩm và/hoặc các dịch vụ và/hoặc các công nghệ, được xây dựng dựa trên mối quan hệ hợp tác chặt chẽ và liên tục về pháp lý và tài chính giữa các doanh nghiệp khác nhau và hoạt động độc lập với nhau, giữa một bên là người chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu và một bên là những người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu.

Trong đó, người chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu chấp nhận cho những người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu quyền và nghĩa vụ khai thác kinh doanh đối tượng chuyển nhượng của người chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu”.

Như vậy, về bản chất, hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu được nói đến trong khái niệm này có cùng bản chất với hoạt động nhượng quyền thương mại mà Toà án Paris đã đề cập đến trong phán quyết của mình.

Một khái niệm khác về nhượng quyền thương mại đã được đưa ra bởi Hiệp hội Nhượng quyền thương mại Quốc tế (The Intemational Franchise Association), theo đó, nhượng quyền thương mại là mối quan hệ theo hợp đồng, giữa bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng, trong đó, bên chuyển nhượng đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của bên nhận trên các khía cạnh như: bí quyết kinh doanh, đào tạo nhân viên; bên nhận chuyển nhượng hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hoá, phương thức, phương pháp kinh doanh do bên chuyển nhượng sở hữu hoặc kiểm soát và bên nhận chuyển nhượng đang hoặc sẽ đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của minh.

Như vậy, xét dưới cả góc độ kinh tế và góc độ pháp lý, với những đặc điểm đã phân tích, có thể xây dựng được một khái niệm cơ bản về hoạt động nhượng quyền thương mại với tư cách là một hoạt động thương mại đặc thù.

Nhượng quyền thương mại được hiểu là một hoạt động thương mại được xây dựng nên bởi ít nhất hai bên, bên nhượng quyền thương mại và bên nhận quyền thương mại trong đó, bên nhượng quyền thương mại cho phép bên nhận quyền thương mại sử dụng một “gói” các quyền thương mại của mình mà chủ yếu là các quyền liên quan đến đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ để tiến hành kinh doanh với một tư cách pháp lý độc lập.

Đổi lại, bên nhận quyền phải trả phí nhượng quyền cho bên nhượng quyền thương mại, phí này có thể bao gồm phí nhượng quyền ban đầu và phí nhượng quyền trả định kì dựa trên doanh thu hàng tháng, hàng năm của bên nhận quyền thương mại.

Ngoài ra, bên nhượng quyền thương mại có thể ràng buộc bên nhận quyền thương mại bởi các thỏa thuận nhằm duy trì tính hệ thống hóặc để kiểm soát hoạt động của bên nhận quyền thương mại trên cơ sở có hỗ trợ về mặt kĩ thuật và đào tạo nhân lực cũng như một số cơ sở vật chất cần thiết cho bên nhận quyền thương mại.

Nếu còn chưa nắm rõ, mời bạn đọc tham khảo bài viết: Nhượng quyền thương mại là gì? Để viết thêm chi tiết!

Đặc điểm pháp lý của nhượng quyền thương mại

Có thể nói, cho dù nhượng quyền thương mại được nhìn nhận dưới góc độ nào và ở những noi khác nhau, hoạt động này được gọi bằng những cái tên không giống nhau, nhưng về bản chất, nhượng quyền thương mại luôn được xác định với những đặc trưng cơ bản không thể khác, ít nhất là trong các vấn đề nổi bật sau đây:

Tính độc lập

Một là, trong quan hệ nhượng quyền thương mại, tính chất độc lập của các bên nhượng quyền và nhận quyền được thể hiện rõ nét. Mặc dù, có sự hỗ trợ và kiểm soát qua lại giữa các bên nhưng tư cách pháp lý và trách nhiệm tài chính của các bên luôn độc lập với nhau.

Sự Thống nhất

Hai là, có sự thống nhất, đồng bộ về mặt hình thức biểu hiện trong cách thức tiến hành hoạt động thương mại của bên nhượng quyền và bên nhận quyền, hay rộng hơn, trong cả hệ thống nhượng quyền. Đây là đặc điểm không thể thiếu ở quan hệ nhượng quyền thương mại. Sự thống nhất này có được và được quy định bởi tính chất đặc biệt của quan hệ nhượng quyền thương mại.

Là kết hợp của nhiều hoạt động thương mại

Ba là, hoạt động nhượng quyền thương mại chính là sự kết hợp của nhiều hoạt động thương mại khác nhau như: li-xăng, chuyển giao công nghệ; đại lý ... Thông thường, những hoạt động thương mại này có thể được các thương nhân thực hiện độc lập, tuy nhĩên, trong hoạt động nhượng quyền thương mại, không thể tìm thấy sự độc lập này. Vì vậy, có thể coi hợp đồng nhượng quyền thương mại là một “búi” các hợp đồng không thể tách rời, thể hiện tính chất của các loại hợp đồng li-xăng, chuyển giao công nghệ và đại lý. Đây chính là điểm đặc biệt của hoạt động nhượng quyền thương mại trong tương quan so sánh với các loại hợp đồng thương mại cùng loại khác.

Chủ thể chuyển nhượng

Bốn là, về chủ thể, bên nhượng quyền bắt buộc phải có một hệ thống, cơ sở kinh doanh có lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Hệ thống kinh doanh này phải có sự trải nghiệm thị trường đủ để tạo ra một giá trị “quyền thương mại” hợp lý và tạo niềm tin cho bên nhận quyền. Mặt khác, dưới góc độ pháp luật, để đáp ứng yêu cầu của pháp luật, bên nhận quyền là một doanh nghiệp độc lập về mặt pháp lý, tài chính và đầu tư, đồng thời chấp nhận rủi ro đối với vốn bỏ ra để thực hiện việc tham gia vào hệ thống nhượng quyền của bên nhượng quyền. Rất nhiều nước trên thế giới, khi quy định về điều kiện để trở thành các bên của một quan hệ nhượng quyền thương mại, đều nêu cao tiêu chí yêu cầu cả bên nhận quyền và bên nhượng quyền phải có tư cách thương nhân. Tiêu chí này chứng tỏ nhượng quyền thương mại là một hoạt động đặc trưng của thương mại, vì vậy, hầu như hoạt động này chỉ dành riêng cho các thương nhân.

Đối tượng của hoạt động nhượng quyền

Năm là, về đối tượng của hoạt động nhượng quyền thương mại, nội dung của khái niệm “quyền thương mại” cũng phát triển rất phong phú, bao gồm: hàng tiêu dùng; công việc kinh doanh; dịch vụ; dịch vụ chuyên môn; dịch vụ đặc biệt (thuộc Chính phủ); các phương thức kinh doanh.

“Quyền thương mại” trong hoạt động nhượng quyền thương mại là một khái niệm mở, cho phép các chủ thể của quan hệ nhượng quyền cụ thể hoá từng nội dung bao gồm trong đó.

“Quyền thương mại” có thể chỉ đơn giản là bí quyết kinh doanh, tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá, công nghệ sản xuất nhất định hoặc là tổng hợp tất cả những quyền đối với hầu hết các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ để bên nhận quyền có thể sử dụng để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ giống với những sản phẩm hoặc dịch vụ mà bên nhượng quyền tạo ra.

Tuy nhiên, tính chất “tổng hợp”, “kết hợp” giữa các quyền đối với các đối tượng của sở hữu trí tuệ là yếu tố không thể thiếu của “quyền thương mại”, giúp cho hoạt động nhượng quyền thương mại có thể được phân biệt một cách tương đối trong tương quan so sánh với những quan hệ thương mại tương tự khác.

Ví dụ về nhượng quyền thương mại ở Việt Nam

Hình thức nhượng quyền thương hiệu vốn không mới mẻ đối với các nước trên thế giới. Đây cũng là hình thức đang phát triển cực kỳ mạnh mẽ tại Việt Nam. Cũng chính vì thế mà khởi đầu cho sự gia nhập của những thương hiệu lớn trên thế giới du nhập vào thị trường.Hiện nay, các doanh nghiệp nhượng quyền thương mại ở việt nam rất phổ biến. Sau đây, hãy cùng Luatcongty điểm qua một số thương hiệu nhượng quyền nổi bật tại Việt Nam và được đánh giá là có sức ảnh hưởng khá lớn đối với hình thức này.

Mô hình nhượng quyền thương hiệu Pizza Hut

Pizza Hut vốn là một thương hiệu pizza nổi tiếng ở Mỹ với mạng lưới hoạt động rộng khắp cùng hệ thống chuỗi các cửa hàng chuyên cung cấp các món ăn nhanh như pizza, mỳ ống, bánh mì bơ tỏi,… được nhượng quyền thương mại ở khắp các quốc gia. Tại Việt Nam hiện nay Pizza Hut có tới hàng chục cửa hàng trên khắp cả nước và đem lại những khoản lợi nhuận không nhỏ cho các thương nhân.

Mô hình nhượng quyền cà phê Trung Nguyên

Có thể nói Trung Nguyên là thương hiệu Việt Nam đầu tiên nhượng quyền thương hiệu ra thế giới. Bên cạnh việc ứng dụng những cải tiến nhằm mang lại chất lượng sản phẩm tốt nhất thì việc nhượng quyền thương hiệu cần nâng cao thêm vị thế của Cà phê Trung Nguyên. Tưởng chừng một thương hiệu Việt Nam sẽ rất khó khăn khi nhượng quyền ra thế giới nhưng Cà phê Trung Nguyên đã chứng tỏ được sức mạnh của thương hiệu Việt khi đã và đang có mặt ở rất nhiều quốc gia trên thế giới.

Mô hình nhượng quyền Trà sữa Gong Cha

Gong Cha vốn dĩ không phải là thương hiệu có nguồn gốc Việt Nam thế nhưng kể từ năm 2004, sau một cuộc nhượng quyền thương hiệu Gong Cha đã tạo được một dấu ấn mạnh mẽ. Đặc biệt là trong một vài năm gần đây, Gong Cha được xem như là thương hiệu trà sữa có sức hút lớn nhất đối với giới trẻ Việt Nam.

Mô hình nhượng quyền Phở 24

Một thương hiệu nhượng quyền đáng chú ý của thương nhân Việt Nam không thể không nhắc đến trong công cuộc này chính là Phở 24. Thương hiệu Phở 24 trực thuộc Công ty Việt Thái Quốc tế đã gây được ấn tượng mạnh và nhất là khi mở rộng mạng lưới phát triển ra thị trường quốc tế. Với tư cách là một trong những thương hiệu được người Việt ưa thích, số cửa hàng mang tên “Phở 24” đã đạt con số gần 40 cửa hàng. Đáng chú ý là có khoảng 50% số cửa hàng Phở 24 đã được đặt, nhượng quyền thành công ở nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới như Australia, Hàn Quốc, Hồng Kông, Ma Cao….

Mô hình nhượng quyền Circle K

Hệ thống cửa hàng tiện lợi Circle K thành lập năm 1951, có mặt tại Việt Nam từ năm 2008 cho phép từng chủ sở hữu các cửa hàng nhượng quyền tùy chỉnh dịch vụ cửa hàng phục vụ nhanh của họ.

Mô hình nhượng quyền 7 – Eleven

Cũng giống như Circle K, 7 – Eleven cũng là hệ thống những chuỗi cửa hàng tiện lợi nổi tiếng và đơn giản. Với xu hướng hiện đại hoá thì hình thức kinh doanh này được xem là phương thức bán hàng độc đáo thu hút được nhiều nhà đầu tư. Được khởi nguồn từ Mỹ nhưng lại thành công rực rỡ ở Châu Á trong đó có Việt Nam. Đối với 7 – Eleven thì hầu hết các hệ thống nhượng quyền thương hiệu đều chỉ phải trả khoản tiền dựa trên lợi nhuận gộp của cửa hàng thay vì dựa trên doanh số bán hàng như một số thương hiệu khác.

Mô hình nhượng quyền thương mại của kfc

Gà rán Kentucky được biết đến trên toàn thế giới. các thương mại nhượng quyền KFC hoạt động tại khoảng 123 quốc gia. Nhà hàng chuyên phục vụ thức ăn nhanh và các món gà khác nhau. Thương hiệu mang đến cơ hội kinh doanh tuyệt với cho các doanh nhân. Sở hữu một thương hiệu nhượng quyền nhà hàng thức ăn nhanh KFC rất dễ dàng vì sự đào tạo và hỗ trợ của đội ngũ thương hiệu. Bạn khởi động một doanh nghiệp với một cái tên được nhiều khách hàng biết đến. Làm thế nào để mua nhượng quyền thương hiệu KFC? Trong mô tả dưới đây, bạn sẽ tìm hiểu thông tin đầu tư, chi phí nhượng quyền và lợi nhuận, yêu cầu nhượng quyền và phí nhượng quyền. Hãy lựa chọn ủng hộ nhượng quyền này trong số những thương hiệu được chào bán.

Vậy soạn thảo hợp đồng nhượng quyền thương mại như thế nào? Mời xem thêm Hợp đồng nhượng quyền thương mại là gì?

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
Luật sư Nguyễn Bích Phượng

Luật sư Nguyễn Bích Phượng

https://everest.org.vn/luat-su-nguyen-bich-phuong/ Luật sư Nguyễn Bích Phượng có 4 năm kinh nghiệm làm việc tại Công ty Luật TNHH Everest: Xử lý các vụ án liên quan đến tranh chấp về thừa kế, hôn nhân- gia đình, dân sự, lao động, doanh nghiệp.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.26666 sec| 1082.844 kb