Rượu luôn là mặt hàng kinh doanh được các doanh nhân hướng đến. Sản xuất kinh doanh rượu là một trong những ngành kinh doanh có điều kiện. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh rượu, không những phải thành lập hợp pháp mà doanh nghiệp cần phải có những điều kiện và xin cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để có thể hoạt động.
Bài viết được thực hiện bởi chuyên viên pháp lý Hồ Thị Ngọc Ánh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài (24/7): 1900 6198Giấy phép sản xuất rượu: Là giấy phép xin hoạt động sản xuất rượu bằng dụng cụ truyền thống như nồi, ống dẫn hơi rượu, bồn lạnh… có quy mô nhỏ do hộ gia đình hoặc tổ chức thực hiện hoặc sản xuất bằng máy móc có quy mô khá trở lên do doanh nghiệp thực hiện.
Giấy phép buôn bán rượu: Là giấy chứng nhận được hoạt động mua sản phẩm rượu trực tiếp từ cá nhân, tổ chức sản xuất rượu hoặc thương nhân nhập khẩu rượu trực tiếp từ thương nhân nước ngoài để bán trong thị trường Việt Nam.
Rượu là đồ uống có cồn, được sản xuất từ quá trình lên men từ gạo, tinh bột của các loại ngũ cốc hay dịch đường của hoa quả hoặc được pha chế từ cồn công nghiệp.
Rượu không bao gồm: các loại bia, nước trái cây lên men hoặc các loại nước có độ cồn dưới 5% .
Căn cứ theo Nghị định 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu thì các điều kiện đủ để sản xuất rượu như sau: Doanh nghiệp sản xuất rượu phải là doanh nghiệp được thành lập theo đúng quy định của pháp luật; Doanh nghiệp phải có đầy đủ máy móc, các trang thiết bị, quy trình sản xuất rượu đáp ứng quy mô dự kiến sản xuất; Doanh nghiệp phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định; Doanh nghiệp phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện bảo vệ môi trường theo quy định; Đáp ứng đúng các quy định về thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa rượu; Doanh nghiệp phải; Có cán bộ chuyên môn với ngành, nghề, hoạt động sản xuất rượu.
Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp theo mẫu ở Nghị định số 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh, sản xuất rượu; Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay các giấy tờ có giá trị tương ứng; Bản sao giấy xác nhận công bố sản phẩm của doanh nghiệp phù hợp quy định an toàn thực phẩm; Bản sao Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, doanh nghiệp đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Giấy xác nhận đã làm bản cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp cho; Bản liệt kê tên hàng hóa rượu cùng với bản sao nhãn hiệu hàng hóa rượu mà doanh nghiệp sản xuất; Bản sao giấy chứng nhận chuyên môn, bằng cấp và quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng của cán bộ kỹ thuật với doanh nghiệp.
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Cơ quan có thẩm quyền: Bộ Công Thương là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô trên 3 triệu lít trên 1 năm và Giấy phép phân phối rượu; Sở Công Thương là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô dưới 03 triệu lít/năm và Giấy phép bán buôn rượu trong tỉnh; Phòng Kinh tế và hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công.
Thời gian của giấy phép sản xuất rượu: Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có hiệu lực trong 15 năm; Giấy phép sản xuất rượu thủ công có hiệu lực trong 5 năm.
Trước khi hết hạn 30 ngày doanh nghiệp nên xem xét làm hồ sơ xin cấp lại giấy phép.
Thời gian được cấp giấy phép sản xuất rượu: Sau 3 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải có trách nhiệm thông báo rõ nội dung cần sửa, bổ sung cho doanh nghiệp đăng ký biết và điều chỉnh; Sau 3 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ nếu doanh nghiệp đăng ký chưa nhận được giấy phép đăng ký hay thư phản hồi, sửa đổi, bổ sung thì doanh nghiệp đó có thể khởi kiện.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm