Thị trường nhạc số phát triển, các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đứng trước những thách thức về bảo hộ quyền tác giả trước những hành vi xâm phạm bản quyền. Thực tế cho thấy các hành vi xâm phạm bản quyền hay quyền tác giả trong lĩnh vực âm nhạc diễn ra ngày càng phổ biến với mức độ nghiêm trọng, thủ đoạn tinh vi và khi có tranh chấp xảy ra, không nhiều tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả chứng minh được rõ ràng quyền của mình đối với tác phẩm âm nhạc.
Theo khái niệm thông thường, chúng ta có thể hiểu đơn giản “tác phẩm âm nhạc” bản chất là đoạn nhạc hoặc cấu trúc âm nhạc của 1 đoạn nhạc. Một tác phẩm âm nhạc hoàn chỉnh thường được kết hợp bởi 03 yếu tố là giai điệu, hòa âm, tiết tấu.
Tác giả của tác phẩm âm nhạc thường là những nhạc sỹ, người có chuyên môn và am hiểu trong lĩnh vực âm nhạc (nhà soạn nhạc).
Bản quyền tác phẩm âm nhạc chính là việc tác giả khẳng định được quyền của mình đối với tác phẩm âm nhạc do mình sáng tạo ra thông qua việc đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc.
Tác giả, nhà soạn nhạc, nhạc sỹ sau khi hoàn thành sáng tác tác phẩm có thể tiến hành thủ tục nộp hồ sơ đăng ký bản quyền âm nhạc tại Cục bản quyền tác giả có trụ sở chính tại Hà Nội và 02 văn phòng đại diện của Cục bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Thêm 1 cách đơn giản để có thể đăng ký bản quyền âm nhạc là khách hàng có thể ủy quyền cho tổ chức đại diện quyền tác giả nộp đơn đăng ký bản quyền cho khách hàng. Việc ủy quyền cho công ty dịch vụ sẽ giúp khách hàng có thể tránh được những phiền toái không cần thiết trong quá trình đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam.
Hồ sơ đăng ký bản quyền có thể được nộp qua đường bưu điện hoặc nộp hồ sơ giấy trực tiếp tới 1 trong 03 cơ quan đăng ký nêu trên.
(i) Chuẩn bị thông tin và tài liệu cần thiết cho việc đăng ký bản quyền âm nhạc bao gồm các thông tin như: Tên tác phẩm, ngày hoàn thành tác phẩm, ngày công bố tác phẩm ra công chúng, hình thức công bố tác phẩm, thông tin chủ sở hữu tác phẩm…
(ii) Soạn hồ sơ đăng ký bản quyền. Việc soạn hồ sơ rất quan trọng và là căn cứ để Cục bản quyền xem xét trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác phẩm cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.
(iii) Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác phẩm. Hồ sơ đăng ký sẽ được nộp tại Cục bản quyền tác giả.
(vi) Theo dõi hồ sơ đăng ký, kịp thời bổ sung hoặc sửa đổi hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của chuyên viên thẩm định hồ sơ
(v) Nộp lệ phí đăng ký bản quyền và nhận bản gốc giấy chứng nhận đăng ký bản quyền.
Hồ sơ đăng ký bản quyền âm nhạc là căn cứ để Cục bản quyền tác giả cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. Thành phần hồ sơ đăng ký bản quyền âm nhạc bao gồm:
(i) Đơn đăng ký bản quyền tác giả (theo mẫu)
(ii) Quyết định giao việc cho tác giả hoặc tuyên bố tác giả về chủ sở hữu tác phẩm
(iii) Chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu, đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập…. của chủ sở hữu tác phẩm (bản sao chứng thực)
(iv) Chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu của tác giả (bản sao chứng thực)
(v) 02 bản in tác phẩm trên Giấy A4 có chữ ký & đóng dấu của tác giả/chủ sở hữu
(vi) Giấy cam đoan của tác giả cam đoan tự sáng tạo ra tác phẩm và không sao chép của bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào;
(vii) Tài liệu khác (tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể)
Sau khi hoàn thành hồ sơ nêu trên, chủ sở hữu sẽ nộp hồ sơ đăng ký tại cục bản quyền tác giả để được xem xét và cấp giấy chứng nhận đăng ký
Xem thêm: Thời hạn bảo hộ của tác phẩm âm nhạc theo quy định pháp luật
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm