Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Tính chất bảo đảm nghĩa vụ của biện pháp thể hiện ở chỗ bên có nghĩa vụ buộc phải thực hiện nghĩa vụ chứ không có sự lựa chọn, như là điều kiện để bên có quyền trả lại tài sản. Dù tài sản không thuộc sở hữu của bên cầm giữ, bên này vẫn có chính danh để nắm giữ tài sản và có quyền dùng việc đó để gây sức ép đối với bên có nghĩa vụ.
Biện pháp bảo đảm đặc biệt: Tính đặc biệt của biện pháp cầm giữ tài sản thể hiện ở nhiều điểm phân biệt với các biện pháp bảo đảm đối vật khác. Không giống như thế chấp tài sản, việc cầm giữ chỉ hữu hiệu chừng nào tài sản còn nằm dưới quyền kiểm soát vật chất của người cầm giữ. Nhưng khác với cầm cố, người cầm giữ mất quyền năng đối với tài sản một khi không còn cầm giữ thực tại đối với tài sản và không có quyền truy đòi tài sản. Khác với cả thế chấp và cầm cố, người cầm giữ không có quyền xử lý tài sản cầm giữ với tư cách chủ nợ có bảo đảm bằng tài sản đó, cũng không có quyền ưu tiên thanh toán bằng tiền bán tài sản. Người này chỉ có quyền cầm giữ để gây áp lực buộc người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ.
Phạm vi áp dụng: Theo Điều 412 Bộ luật Dân sự năm 2015, trường hợp bên có nghĩa vụ (theo một hợp đồng song vụ) không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, thì bên có quyền xác lập quyền cầm giữ tài sản đối với tài sản của bên có nghĩa vụ theo quy định từ Điều 346 đến Điều 350 của Bộ luật này. Trên nguyên tắc, chỉ cần quan hệ nghĩa vụ thoả mãn các điều kiện luật định, thì quan hệ cầm giữ tài sản phát sinh. Luật không giới hạn phạm vi áp dụng cầm giữ tài sản theo loại hợp đồng (mua bán, dịch vụ,…). Tuy nhiên, trong luật hiện hành, cầm giữ tài sản chỉ được chính thức thừa nhận trong hợp đồng song vụ.
Điều kiện liên quan đến việc cầm giữ: Điều cần thiết là có sự cầm giữ thực tại. Quan hệ cầm giữ chỉ có điều kiện được xác lập một khi tài sản nằm dưới sự kiểm soát vật chất của bên có quyền. Việc cầm giữ phải có nguồn gốc từ việc chuyển giao tài sản cho bên có quyền trong khuôn khổ thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ một hợp đồng song vụ. Ví dụ điển hình là chuyển giao tài sản theo hợp đồng gửi giữ. Chuyển giao tài sản theo hợp đồng cầm cố để bảo đảm nghĩa vụ cũng được coi là một điều kiện để hình thành quan hệ cầm giữ.
Luật không đặt vấn đề liệu có nên đòi hỏi ở bên cầm giữ về tính hợp đạo lý, tính nhân văn của việc cầm giữ. Một người vận chuyển một số thiết bị y tế để giao cho một bệnh viện; phí vận chuyển không được thanh toán và người vận chuyển cầm giữ số thiết bị, không giao cho bệnh viện, dù bệnh viện đang rất cần số thiết bị ấy để chăm sóc bệnh nhân. Với câu chữ của luật, thì người vận chuyển hoàn toàn có quyền cầm giữ tài sản trong trường hợp này. Tuy nhiên, có một nguyên tắc chi phối hoạt động giải thích luật theo đó, “luật dừng áp dụng ở nơi dừng lại của lý lẽ (cessante ratione legis cessat ejus dispositio). Với nguyên tắc đó, thì có thể thừa nhận rằng quyền cầm giữ chỉ được thực hiện một khi việc thực hiện quyền không gây phương hại đến lợi ích quốc gia, công cộng, lợi ích chung của xã hội, cộng đồng.
Cần nhấn mạnh rằng, theo quy định của nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm giữ tài sản phải là nghĩa vụ gắn với hợp đồng song vụ mà trong khuôn khổ hợp đồng đó việc chuyển giao tài sản được thực hiện. Một chủ garage (nhà để xe) nhận sửa chữa một chiếc ô tô mà trước đó đã sửa chữa một lần nhưng chủ xe chưa thanh toán tiền; lần này chủ xe cũng không thanh toán tiền sau khi xe được sửa chữa xong. Chủ garage trong trường hợp này có quyền cầm giữ chiếc ô tô để bảo đảm việc thanh toán tiền sửa chữa lần 2, nhưng không có cầm giữ để yêu cầu thanh toán tiền sửa chữa lần đầu.Thời điểm xác lập quan hệ cầm giữ: Theo quy định tại khoản 1 Điều 347 Bộ luật Dân sự năm 2015, cầm giữ tài sản phát sinh từ thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Trong trường hợp có nhiều nghĩa vụ gắn với hợp đồng song vụ, thì chỉ cần một trong các nghĩa vụ ấy đến hạn và không được thực hiện hoặc không được thực hiện đúng, thì quan hệ cầm giữ phát sinh. Luật không phân biệt nghĩa vụ đến hạn là nghĩa vụ chính hay nghĩa vụ phụ.
Chấm dứt tài sản: Các trường hợp chấm dứt cầm giữ được quy định tại Điều 350 Bộ luật Dân sự năm 2015. Đáng chú ý nhất là trường hợp bên cầm giữ không còn chiếm giữ tài sản trên thực tế. Luật không nói rõ, nhưng phải thừa nhận rằng việc không chiếm giữ tài sản phải hoàn toàn tự nguyện: bên cầm giữ bị tước đoạt tài sản một cách trái pháp luật có quyền của người chiếm hữu yêu cầu khôi phục tình trạng ban đầu theo Điều 185 Bộ luật Dân sự năm 2015.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm