Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi của mình. Có nhiều tiêu chí để phân biệt các hình thức chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Vậy các hình thức chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật quy định thế nào? Tìm hiểu về hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Đây là hợp đồng được giao kết theo thỏa thuận tự nguyện giữa bên chuyển quyền sở hữu công nghiệp và bên được chuyển quyền về việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó.
Đây được goi là trường hợp ” li-xăng bắt buộc”. Ngược lại với “li xăng tự nguyện”, li xăng bắt buộc được cấp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bất chấp ý kiến của chủ sở hữu sáng ché. Quy định về li-xăng bắt buộc nhằm ngăn chặn sự lạm dụng bằng độc quyền sáng chế hoặc vì lợi ích công cộng như lí do bảo vệ sức khỏa công cộng, bảo vệ an ninh quốc phòng.
Giống như pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam quy định việc bắt buộc chuyển quyền sử dụng chỉ áp dụng cho sáng chế mà không áp dụng với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác như kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, tên thương mại,..
Đây là dạng hợp đồng mà theo đó, trong phạm vi và thời hạn chuyển giao, bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng, bên chuyển quyền không được kí kết hợp đồng với bất kì bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó nếu được phép của bên được chuyển quyền. Bên được chuyển quyền cũng có thể chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho chủ thể khác trong thời hạn của hợp đồng nhưng không được định đoạt chuyển nhượng quyền sở hữu cho chủ thể khác.
Là hợp đồng mà theo đó bên chuyển quyền vừa chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho bên được chuyển quyền trong phạm vi và thời hạn chuển giao, đồng thời vẫn có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó và còn có thể chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho bên thứ ba trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
Trong trường hợp này, nhiều chủ thể có thể cùng khai thác, sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo phạm vi, mức độ và cho những mục đích khác nhau mà không làm ảnh hưởng đến lợi ích của chủ thể khác
Là hợp đồng trong đó bên chuyển quyền là chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp. Căn cứ để chuyển quyền sử dụng trong hợp đồng là quyền sở hữu công nghiệp được xác lập theo văn bằng bảo hộ hoặc do người khác chuyển quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp hợp pháp.
Là hợp đồng trong đó bên chuyển quyền không phải là chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp mà là người được chuyển giao quyền sử dụng độc quyền theo hợp đồng khác và được phép chuyển quyền sử dụng cho bên thứ ba. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp luôn là hợp đồng có tính chất phái sinh, nó chỉ phát sinh sau khi một hợp đồng sử dụng độc quyền đối tượng sở hữu công nghiệp được giao kết và có giá trị pháp lí. Căn cứ để chuyển quyền sử dụng là hợp đồng sử dụng độc quyền dã được giao kết với chủ sử hữu đối tượng sở hữu công nghiệp.
Nếu bên chuyển quyền là chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp, hợp đồng phải xác định rõ văn bằng bảo hộ thuộc quyền sở hữu của bên chuyển quyền ( tên văn bằng bảo hộ, số văn bằng, ngày cấp, thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ)
Nếu bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sở hữu hợp pháp các đối tượng sở hữu công nghiệp đó thông qua hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp thì cũng phải khẳng định tư cách của bên chuyển quyền bằng các thông tin: tên, ngày kí, số đăng kí,.. của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp.
Nếu là hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp, hợp đồng phải ghi rõ tên, ngày kí, thời hạn hiệu lực của hợp đồng cấp trên mà qua đó, quyền sử dụng độc quyền đối tượng sở hữu công nghiệp được cấp cho bên chuyển quyền.
Điều khoản về phạm vi chuyển giao chỉ rõ điều kiện giới hạn quyền sử dụng của bên được chuyển quyền (dạng sử dụng độc quyền hoặc không độc quyền); phạm vi đối tượng mà bên được chuyển quyền được sử dụng (toàn bộ hay một phần khối lụng bảo hộ được xác lập theo văn bằng bảo hộ); giới hạn hành vi sử dụng của bên được chuyển quyền (được thực hiện toàn bộ hay một số hành vi sử dụng)
Điều khoản về giới hạn lãnh thổ xác định phạm vi về mặt không gian. Trong đó, bên được chuyển quyền được phép tiến hành việc sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Các bên có thể thỏa thuận bên được chuyển quyền được phép sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp trong một phần hay toàn bộ lãnh thổ Việt Nam hoặc giới hạn trong một không gian nhất định.
Điều khoản về thời hạn xác định khoảng thời gian mà bên được chuyển quyền được phép sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.
Thời hạn hợp đồng phải thuộc thời hạn bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp đó hoặc nếu hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp thì thời hạn của nó phải trong thời hạn của hợp đồng cấp trên ( hợp đồng độc quyền)
Thông thường, để có được quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, bên được chuyển quyền phải trả cho bên chuyển quyền một khoản phí chuyển quyền ( phí li-xăng).
Phí chuyển quyền sử dụng do các bên thỏa thuận dựa trên cơ sở ước tính hiệu quả kinh tế mà bên được chuyển quyền có thể thu được từ việc sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, tuy nhiên phải tuân thủ theo khung giá mà pháp luật quy định về giá chuyển giao công nghệ.
Nếu các bên thỏa thuận chuyển giao quyền sử dụng miễn phí, hợp đồng phải ghi rõ bên được chuyển giao không phải trả phí.
Phương thức thanh toán do các bên thỏa thuân. Các bên có thể thỏa thuận về thời hạn, phương tiện và cách thức thanh toán. Bên được chuyển quyền có thể thanh toán một lần toàn bộ hoặc nhiều lần theo định kì tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng
Các bên có thể thỏa thuận về điều kiện để sửa đổi hợp đồng. Việc sửa đổi hợp đồng phải tuân theo các quy dịnh của pháp luật về hình thức và nội dung
Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp mặc nhiên bị đình chỉ nếu quyền sở hữu công nghiệp của bên chuyển quyền bị đình chỉ hoặc xảy ra sự kiện bất khả kháng làm cho hợp đồng không thể thực hiện được. hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp mặc nhiên bị vô hiệu nếu quyền sở hữu công nghiệp của bên chuyển quyền bị hủy bỏ.
Các bên có thể thỏa thuận, lựa chọn giải quyết tranh chấp hợp đồng theo phương thức tự thương lượng, thông qua trọng tài, giải quyết ở tòa án hoặc kết hợp các phương thức trên.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm