Nội dung bài viết [Ẩn]
Với xu thế phát triển xã hội, nhiều nhà đầu tư trong nước có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài. Theo quy định của pháp luật để đầu tư thì để nhà đầu tư đầu tư ra được nước ngoài thì phải có giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về trình tự và thủ tục cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư năm 2020.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật đầu tư, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn; hoặc thanh toán mua một phần hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh; hoặc xác lập quyền sở hữu để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam; đồng thời trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó.
Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.
Thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài được hiểu là trình tự, hồ sơ thực hiện xin giấy chứng nhận đầu tư để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì nhà đầu tư mới được phép thực hiện các hoạt động để ra nước ngoài đầu tư.
Theo quy định tại Điều 52 của Luật đầu tư năm 2020 thì: "Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan, pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư (sau đây gọi là nước tiếp nhận đầu tư) và điều ước quốc tế có liên quan; tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư ở nước ngoài".
Như vậy khi nhà đầu tư trong trong nước muốn đầu tư ra nước ngoài thì phải có giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư 2020.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Nghị định số 50/2016/NĐ-CP thì đối với trường hợp Đầu tư ra nước ngoài khi chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính với mức xử phạt: phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng căn cứ vào mức độ vi phạm và hành vi vi phạm
(i) Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
(ii) Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài;
(iii) Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó;
(iv) Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;
(v) Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
Vốn đầu tư ra nước ngoài thể hiện dưới các hình thức sau:
(i) Ngoại tệ trên tài khoản tại tổ chức tín dụng được phép hoặc mua tại tổ chức tín dụng được phép hoặc ngoại hối từ nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật;
(ii) Đồng Việt Nam phù hợp với pháp luật về quản lý ngoại hối của Việt Nam;
(iii) Máy móc, thiết bị; vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng hóa thành phẩm, hàng hóa bán thành phẩm;
(iv) Giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu;
(v) Các tài sản hợp pháp khác.
Để cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì nhà đầu tư cần đáp ứng các điều kiện sau:
(i) Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với nguyên tắc quy định của Luật này;
(ii) Không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài quy định của Luật này và đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện quy định;
(iii) Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc có cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài cửa tổ chức tín dụng được phép;
(iv) Có quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định;
(v) Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 59 của Luật Đầu tư. Cụ thể gồm:
(i) Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
(ii) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
(iii) Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 57 của Luật này;
(iv) Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật này;
(v) Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198 Tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 59 của Luật Đầu tư gồm một trong các giấy tờ sau đây: Giấy phép đầu tư; hoặc Giấy chứng nhận đầu tư; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc quyết định thành lập.Bước 1: Mở tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài
Nhà đầu tư mở tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài tại một tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
Mọi giao dịch chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài về Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư quy định tại mục 1 theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
Bước 2: Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài
Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
(i) Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
(ii) Hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép. Trường hợp pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư không quy định về việc cấp phép đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư, nhà đầu tư phải có tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư;
(iii) Có tài khoản vốn theo quy định tại Điều 65 của Luật này.
Việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, xuất khẩu, chuyển giao công nghệ và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nhà đầu tư được chuyển ngoại tệ hoặc hàng hóa, máy móc, thiết bị ra nước ngoài để phục vụ cho hoạt động khảo sát, nghiên cứu, thăm dò thị trường và thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư khác theo quy định của Chính phủ.
Sử dụng lợi nhuận ở nước ngoài
Nhà đầu tư được giữ lại lợi nhuận thu từ đầu tư ở nước ngoài để tái đầu tư trong trường hợp sau đây:
(i) Tiếp tục góp vốn đầu tư ở nước ngoài trong trường hợp chưa góp đủ vốn theo đăng ký;
(ii) Tăng vốn đầu tư ra nước ngoài;
(iii) Thực hiện dự án đầu tư mới ở nước ngoài.
Nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo quy định đối với các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b mục 1 Điều này; thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo quy định đối với trường hợp quy định tại điểm c mục 1 ở trên.
Chuyển lợi nhuận về nước
(i) Trừ trường hợp giữ lại lợi nhuận theo quy định , trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải chuyển toàn bộ lợi nhuận thu được và các khoản thu nhập khác từ đầu tư ở nước ngoài về Việt Nam.
(ii) Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà không chuyển lợi nhuận và các khoản thu nhập khác về Việt Nam thì nhà đầu tư phải thông báo trước bằng văn bản cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thời hạn chuyển lợi nhuận về nước được kéo dài không quá 12 tháng kể từ ngày hết thời hạn quy định tại mục 1 Điều này.
(iiI) Trường hợp quá thời hạn quy định mà chưa chuyển lợi nhuận về nước và không thông báo hoặc trường hợp quá thời hạn được kéo dài quy định mà nhà đầu tư chưa chuyển lợi nhuận về nước thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm