Nội dung bài viết [Ẩn]
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đóng vai trò quan trọng và cần thiết cho các doanh nghiệp khi muốn tham gia hoạt động đầu tư, phát triển ra thị trường nước ngoài.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Hồ Thị Ngọc Ánh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài (24/7): 1900 6198Trong thời kỳ hiện đại hóa, toàn cầu hóa hiện nay, việc gia nhập và đầu tư cũng như phát triển ra nước ngoài, bạn bè quốc tế sẽ góp phần mang lại những ý nghĩa to lớn trong việc phát triển ngành kinh tế của nước ta.
Hiện nay, có các hình thức đầu tư ra nước ngoài phổ biến sau đây:
Cá nhân quốc tịch Việt Nam trước khi chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài khi đầu tư ra nước dưới các hình thức:
(i) Góp vốn để thành lập công ty mới tại nước ngoài.
(ii) Mua lại một phần vốn hoặc toàn bộ vốn của công ty tại nước ngoài để tham gia quản lý và kinh doanh.
(iii) Thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài.
Với sự phát triển của hiện nay, để các công ty doanh nghiệp tiến hành đầu tư ra nước ngoài thì chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài là giấy tờ quan trọng nhất để triển khai việc đầu tư, cụ thể chi tiết tại Điều 62 của Luật Đầu tư.
Để được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nước ngoài cần đạt những điều kiện sau:
(i) Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với những nguyên tắc đã quy định trong Điều 51 Luật Đầu tư.
(ii) Các hoạt động đầu tư nước ngoài không thuộc những hoạt động cấm, trái với quy định của Luật đầu tư.
(iii) Có văn bản xác nhận thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của cơ quan thuế đối với nhà đầu tư.
(iv) Có quyết định được phép đầu tư ra ngoài.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật đầu tư, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Cá nhân quốc tịch Việt Nam cần chuẩn bị các tài liệu sau:
(i) Hộ chiếu/ chứng minh nhân dân bản công chứng;
(ii) Xác nhận tình trạng không nợ thuế đến thời điểm hiện tại;
(iii) Xác nhận số dư tài khoản tương ứng với số vốn đầu tư ra nước ngoài;
(iv) Văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ của tổ chức tín dụng hoặc văn bản tự cam kết thu xếp ngoại tệ của nhà đầu tư;
(v) Tài liệu chứng minh trụ sở tại nước ngoài trong trường hợp đầu tư vào các lĩnh vực cần đầu tư cơ sở hạ tầng: Hợp đồng thuê bất động sản hoặc hợp đồng mua bán bất động sản tại nước ngoài (Áp dụng đối với các dự án thuộc lĩnh vưc yêu cầu đầu tư xây dựng mới địa điểm: Dự án năng lượng; Dự án nuôi, trồng, đánh bắt, chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy hải sản; Dự án đầu tư trong lĩnh vực khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản; Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến, chế tạo; Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản, cơ sở hạ tầng).
(i) Nhà đầu tư sẽ chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và kê khai trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.
(ii) Trong vòng 15 ngày kể từ khi kê khai hồ sơ trên hệ thống. Nhà đầu tư/doanh nghiệp nộp trực tiếp hồ sơ hay gửi bưu điện đến Cục Đầu tư nước ngoài.
(iii) Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ kết hợp cùng đơn vị nghiên cứu. Sau đó sẽ xem xét và xử lý hồ sơ.
(iv) Trong vòng 15 ngày kể từ thời gian nhận hồ sơ đã hợp pháp và đáp ứng đủ yêu cầu. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận cho nhà đầu tư/doanh nghiệp đó.
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư phải mở 01 (một) tài khoản vốn đầu tư bằng 01 (một) loại ngoại tệ phù hợp với nhu cầu chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài tại 01 (một) tổ chức tín dụng được phép và đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước.
Trường hợp chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam, nhà đầu tư được mở và sử dụng đồng thời 01 (một) tài khoản vốn đầu tư bằng đồng Việt Nam và 01 (một) tài khoản vốn đầu tư bằng ngoại tệ tại 01 (một) tổ chức tín dụng được phép và đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước.
Nhà đầu tư có nhiều dự án đầu tư ở nước ngoài phải mở tài khoản vốn đầu tư riêng biệt cho từng dự án.
Trường hợp dự án đầu tư ở nước ngoài có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư, mỗi nhà đầu tư phải mở tài khoản vốn đầu tư riêng biệt để chuyển vốn ra nước ngoài trong phạm vi tổng vốn đầu tư và tỷ lệ phần vốn góp theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Xem thêm:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm