Doanh nghiệp là gì ? Thế nào là chủ sở hữu doanh nghiệp ? Pháp luật quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu doanh nghiệp.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020
Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của phập luật nhằm mục đích kinh doanh.
Căn cứ Luật Doanh nghiệp năm 2020, có tất cả 05 loại hình doanh nghiệp, bao gồm:
(i) Công ty TNHH 1 thành viên;
(ii) Công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
(iii) Công ty cổ phần;
(iv) Công ty hợp danh;
(v) Doanh nghiệp tư nhân;
Trên thực tế pháp luật Việt Nam chưa đưa ra khái niệm cụ thể về chủ sở hữu doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối chiếu với quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về quyền sở hữu. Theo đó chủ sở hữu là chủ thể có các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình.
Vì vậy, có thể định nghĩa một cách khái quát. Đó chính là cá nhân, pháp nhân . Những người đứng trên Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp, là người thành lập, điều hành doanh nghiệp và có đủ các quyền của một chủ sở hữu nói chung đối với doanh nghiệp của mình như chiếm hữu, sử dụng và định đoạt.
(i) Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
(ii) Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
(iii) Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý, Kiểm soát viên của công ty;
(iv) Quyết định dự án đầu tư phát triển;
(v) Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;
(vi) Thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản và các hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;
(vii) Thông qua báo cáo tài chính của công ty;
(viii) Quyết định tăng vốn điều lệ của công ty; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác; quyết định phát hành trái phiếu;
(ix) Quyết định thành lập công ty con, góp vốn vào công ty khác;
(x) Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty;
(xi) Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty;
(xii) Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty;
(xiii) Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản;
(xiv) Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
(i) Góp đủ và đúng hạn vốn điều lệ công ty.
(ii) Tuân thủ Điều lệ công ty.
(iii) Phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty với tài sản của công ty. Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt .
(iv) Tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng và quy định khác của pháp luật có liên quan . Trong việc mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê, hợp đồng, giao dịch khác giữa công ty và chủ sở hữu.
(v) Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác. Trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác .
(vi) Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.
Xem thêm: Thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân Thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm