Chuyển nhượng nhãn hiệu là việc chủ sở hữu giao quyền sở hữu nhãn hiệu của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Việc chuyển nhượng phụ thuộc vào ý trí của các bên; tuy nhiên hoạt động này vẫn chịu sự quản lý của nhà nước. Thông qua việc đăng ký hợp đồng chuyển nhượng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyền sở hữu công nghiệp. Để quý khách hàng hiểu hơn về quy trình chuyển nhượngtrên thực tế, Công ty Luật TNHH Everest xin hướng dẫn về thủ tục cũng như một số lưu ý khi chuyển nhượng như sau:
Bài viết được thực hiện bởi chuyên viên pháp lý Hồ Thị Ngọc Ánh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài (24/7): 1900 6198(i) Việc chuyển nhượng phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.
(ii) Hợp đồng chuyển nhượng chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
Không phải mọi nhãn hiệu đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đều được chuyển nhượng. Không phải mọi chủ thể đều được chuyển/nhận chuyển nhượng. Pháp luật Sở hữu trí tuệ có quy định một số điều kiện hạn chế đối với chuyển nhượng nhãn hiệu phải tuân theo: Chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ; Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu; Quyền đối với nhãn hiệu chi được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu.
Hợp đồng chuyển nhượng phải có các nội dung chủ yếu sau: Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng; Căn cứ chuyển nhượng; Giá chuyển nhượng; Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.
Các bên có thể thỏa thuận các điều khoản khác không trái với quy định của pháp luật.
Bên chuyển nhượng nộp một bộ hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng tại Cục Sở hữu trí tuệ. Hồ sơ bao gồm các tài liệu: Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định; Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng; Bản gốc văn bằng bảo hộ; Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, văn bản giải trình lý do không đồng ý của bất kỳ đồng chủ sở hữu nào về việc chuyển giao quyền nếu quyền sở hữu nhãn hiệu thuộc sở hữu chung; Chứng từ nộp phí, lệ phí; Giấy ủy quyền nộp hồ sơ cho Luật Việt An.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198 Bước 3: Nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệuNếu hồ sơ đăng ký hợp lệ thì Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện các hoạt động sau:
Ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đang ký hợp đồng chuyển hiệu cho cá nhân, tổ chức.
Sau đó tiến hành ghi nhận và văn bằng bảo hộ chủ sở hữu mới, ghi nhận việc chuyển nhượng quyền sở hữu và Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.
Công bố quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm