Trợ cấp thôi việc là khoản trợ cấp mà người sử dụng lao động có trách nhiệm phải chi trả cho NLĐ khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 10 Điều 36 Bộ luật lao động 2012.
Trợ cấp mất việc là khoản trợ cấp mà người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả cho NLĐ mất việc làm khi thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định như sau:
“Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội”
Theo đó, những khoản trợ cấp như trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm thì không tính vào thu nhập từ tiền lương, tiền công của NLĐ để tính thuế TNCN nếu các khoản trợ cấp trên được chi trả theo đúng quy định của Bộ luật lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.
Trường hợp doanh nghiệp chi trả cho NLĐ các khoản trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc cao hơn mức quy định của Bộ luật Lao động thì phần vượt mức các khoản trợ cấp phải chịu thuế TNCN.
Ngoài các khoản trợ cấp nêu trên, nếu doanh nghiệp hỗ trợ thêm cho NLĐ theo chính sách của doanh nghiệp đó thì phần thu nhập hỗ trợ này sẽ được tính thuế TNCN.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm