Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài- Đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư cần biết!

Bởi Huỳnh Thu Hương - 26/02/2021
view 428
comment-forum-solid 0

Bằng sự am hiểu biết pháp luật. Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề. Luật công ty xin đưa ra đặc điểm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

vay vốn của tổ chức Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Quy định về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Theo khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020: “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông”.

Tại khoản 21 Điều 3 của Luật Đầu tư 2020 quy định: “Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh”.

Từ hai quy định ở Luật Đầu tư này. Chúng ta hiểu rằng. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

Vốn đầu tư nước ngoài là gì?

Vốn đầu tư nước ngoài được hiểu là nguồn vốn. (dưới dạng tiền mặt hoặc tài sản) mà nhà đầu tư của một quốc gia bỏ ra để đầu tư, thực hiện một hoặc một số dự án sản xuất kinh doanh. Thời gian, hình thức nhất định, địa điểm cụ thể.

Hiểu một cách không phức tạp, vốn đầu tư nước ngoài là nguồn vốn từ nhà đầu tư (tổ chức/cá nhân) của một quốc gia bỏ ra để đầu tư vào một hoạt động kinh doanh tại quốc gia khác nhằm tìm kiếm lợi nhuận, đầu tư có lợi . Như dự án đầu tư phát triển kinh tế của Việt Nam có vốn đầu tư từ một tổ chức phi chính phủ tại Mỹ. Nguồn vốn đó gọi là vốn đầu tư nước ngoài.

Ví dụ một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Cty TNHH Coats Phong Phú/Chi nhánh Công ty TNHH Coats Phong Phú. Công ty TNHH Dệt và Nhuộm Hưng Yên/nhà máy dệt và nhuộm vải co giãn các loại. Công ty TNHH HanSung Haram Việt Nam/Nhà máy sản xuất, nhuộm sợi và chỉ Han Sung,...

Đặc điểm công ty được nước ngoài đầu tư vốn

Về thành viên, cổ đông, chủ sở hữu doanh nghiệp

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông;

Nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp này là cá nhân có quốc tịch nước ngoài. Hay tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam;

Hình thức tổ chức

Tại Việt Nam doanh nghiệp được nước ngoài ''bỏ vốn'' này phải được tổ chức dưới các hình thức doanh nghiệp. Các hình thức theo quy định của pháp luật Việt Nam. Mọi người được quyền lựa chọn một loại hình  phù hợp với nhu cầu của mình. Để thực hiện hoạt động kinh doanh ở Việt Nam: Doanh nghiệp tư nhân; Công ty hợp danh; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Công ty TNHH hai thành viên trở lên; và Công ty cổ phần.

Tư cách pháp lý

Ở Việt Nam tổ chức này có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân. Phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp. Loại hình mà họ đăng ký thành lập theo pháp luật Việt Nam. Trừ trường hợp nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân. (không tư cách pháp nhân), các tổ chức nhận vốn đầu tư nước ngoài thành lập theo các hình thức công ty TNHH., công ty CP, công ty HD. Các loại hình ấy đều có tư cách pháp nhân.

Tỷ lệ sở hữu vốn

Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế.

Trừ các trường hợp sau đây:

Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;

Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc hai trường hợp trên. Thực hiện theo quy định khác của pháp luật liên quan và điều ước quốc tế. Nơi Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Trước khi thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư. Sau đó thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tất cả theo quy định tại Điều 38 của Luật đầu tư 2020.

Khi doanh nghiệp thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Mà nội dung đó đồng thời là nội dung đăng ký đầu tư thì phải điều chỉnh nội dung đăng ký đầu tư. Điều đó được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ngành nghề kinh doanh

Doanh nghiệp nhận vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề. Quy định tại Điều 6 và các Phụ lục 1, 2 và 3 Luật Đầu tư.

Đối với những ngành, phân ngành dịch vụ chưa cam kết. Hoặc không được quy định tại Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO và điều ước quốc tế. Cam kết về đầu tư khác mà pháp luật Việt Nam đã có quy định về điều kiện đầu tư. Đối với nhà đầu tư nước ngoài thì áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam.

Nhà đầu tư nước ngoài thuộc vùng lãnh thổ không phải là thành viên WTO. Thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam được áp dụng điều kiện đầu tư. Như quy định đối với nhà đầu tư thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên WTO. Trừ trường hợp pháp luật và điều ước quốc tế giữa Việt Nam và quốc gia, vùng lãnh thổ đó quy định khác.

Công ty được nước ngoài đầu tư vốn - Cách thành lập như thế nào?

Tư vấn pháp luật về hình thức thành lập doanh nghiệp/công ty có vốn đầu tư từ nước ngoài

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư góp vốn từ đầu

Nhà đầu tư nước ngoài sẽ góp vốn ngay từ khi bắt đầu thành lập công ty tại VN. Theo đó, lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài từ 1% đến 100% vốn điều lệ công ty.

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo dạng góp vốn, mua cổ phần

Với hình thức này, nhà đầu tư nước ngoài sẽ góp vốn vào công ty Việt Nam. Công ty nào đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nhà đầu tư nước ngoài tùy lĩnh vực hoạt động có thể góp vốn. Vốn từ 1%-100% vốn vào công ty Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài sẽ thực hiện thủ tục mua phần vốn góp. Hoặc mua cổ phần của công ty Việt Nam. Sau đó, công ty Việt Nam trở thành công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

Công ty/doanh nghiệp khi nhà đầu tư góp vốn từ đầu - Thủ tục thành lập ra sao?

Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài đạt từ 1% đến 100% vốn. Mà do nhà đầu tư nước ngoài góp ngay khi thành lập được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Bước 2: Nộp hồ sơ Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư nhà đầu tư thực hiện như sau:

  • Kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư. Trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài
  • Nộp hồ sơ trực tiếp cấp giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư

Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

Bước 4: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Sau khi công ty vốn đầu tư nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tương tự như thủ tục thành lập công ty vốn Việt Nam.

Bước 5: Công bố nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp

Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau đó phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia. Thông báo về đăng ký doanh nghiệp. Đồng thời, phải nộp phí công bố theo quy định của pháp luật.

Bước 6: Khắc dấu của công ty

Dấu của công ty bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.

Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo đúng quy định pháp luật.

Bước 7: Cấp Giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép đủ điều kiện hoạt động

Cấp Giấy phép kinh doanh chỉ áp dụng đối với công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ hàng hóa tới người tiêu dùng hoặc lập cơ sở bán lẻ hàng hóa.

Bước 8: Mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Bước 9: Công ty có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện các thủ tục sau thành lập công ty

Sau khi công ty được thành lập. Nhà đầu tư cần thực hiện các thủ tục sau thành lập tương tự như công ty Việt Nam. Cụ thể:

  • Treo biển tại trụ sở.
  • Đăng ký chữ ký số để nộp thuế điện tử và báo cáo thuế qua mạng Internet
  • Mua chữ ký số điện tử để thực hiện nộp thuế điện tử
  • Đề nghị phát hành hóa đơn điện tử.
  • Thực hiện báo cáo tình hình thực hiện dự án. Theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  • Kê khai nộp thuế theo quy định.

Công ty trên theo dạng góp vốn, mua cổ phần- Thủ tục thành lập ra sao?

Bước 1: Thành lập công ty có vốn Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài chỉ góp vốn mua cổ phần khi đã có công ty Việt Nam. Trường hợp chưa thực hiện thủ tục thành lập công ty thì đối tác Việt Nam phải tiến hành thực hiện thành lập công ty 100% vốn Việt Nam.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký mua phần vốn góp, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký mua phần vốn góp, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký đầu tư – Sở Kế hạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ sau ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Sở Kế hạch và Đầu tư cấp Thông báo về việc đáp ứng đủ điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp và doanh nghiệp Việt Nam.

Bước 4: Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp và doanh nghiệp Việt Nam.

Bước 5: Thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Sau khi nhà đầu tư nước ngoài hoàn thiện việc góp vốn, công ty tiến hành thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp. Việc thay đổi đăng ký kinh doanh để ghi nhận việc góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bước 6: Cấp Giấy phép kinh doanh và Giấy phép đủ điều kiện hoạt động

Xem thêm nội dung dưới đây nếu bạn quan tâm, nhận tư vấn pháp luật 24/7: Chính sách ưu đãi đầu tư đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Giấy chứng nhận đầu tư là gì?

Giấy chứng nhận đầu tư là giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Ban cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện thường được gắn liền với các dự án đầu tư. Áp dụng phần lớn cho các cá nhân, tổ chức có yếu tố nước ngoài. Hay cách hiểu khác, giấy chứng nhận đầu tư là điều kiện cần thiết để thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam, đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư trước khi thành lập doanh nghiệp.

Mục đích của việc xin giấy chứng nhận đầu tư là giúp cho nhà nước Việt Nam quản lý được việc đầu tư của khách hàng và được áp dụng cho tất cả các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài thực hiện đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam. Các cá nhân, tổ chức muốn xin giấy chứng nhận cần đến Sở Kế hoạch và Đầu tư để xin cấp.

Công ty nước ngoài thành lập công ty con tại Việt Nam có được không?

Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nước ta thông qua nhiều hình thức khác nhau. Gây chú ý hơn đối với nhà đầu tư là một công ty nước ngoài thì có thể đầu tư theo một trong các hình thức sau đây. Đầu tư thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, Liên doanh với nhà đầu tư trong nước, đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh… Nhưng thực tế, thành lập công ty con tại Việt Nam vẫn là cách mà đa số các nhà đầu tư lựa chọn.

Căn cứ pháp lý

(i) Cam kết WTO; (ii) Các Hiệp định thương mại tự do liên quan; (iii) Luật Đầu tư năm 2020; (iv) Luật doanh nghiệp năm 2020;

Thủ tục đầu tiên thành lập công ty con- các nhà đầu tư cần biết!

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Công ty nước ngoài có nhu cầu đầu tư vốn thành lập công ty con ở Việt Nam. Thì dù công ty chiếm 1% hay đến 100% vốn của công ty tại Việt Nam đều phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

(i) Văn bản đề nghị thực hiện dự án; (ii) Đề xuất dự án đầu tư; (iii) Thuyết minh năng lực tài chính kèm xác nhận số dư tài khoản ngân hàng tiền đầu tư theo vốn điều lệ kê khai hoặc báo cáo tài chính của công ty nước ngoài (được lãi tương ứng với vốn điều lệ góp tại của công ty Việt Nam) (iv) Giải trình đáp ứng điều kiện; (v) Quyết định thành lập;

Dịch vụ đăng ký doanh nghiệp được thành lập của Công ty Luật TNHH Everest

Thành lập doanh nghiệp

  • Tư vấn và hướng dẫn cho quý khách hàng lựa chọn ngành nghề kinh doanh;
  • Đặt tên công ty (tên tiếng Việt, Tiếng Anh, tên viết tắt);
  • Địa điểm đặt trụ sở chính;
  • Quy mô vốn góp, hình thức góp vốn;
  • Cơ cấu tổ chức và quản trị công ty.

Đăng ký thay đổi nội dung doanh nghiệp

  • Thay đổi tên doanh nghiệp;
  • Thay đổi địa chỉ trụ sở chính doanh nghiệp;
  • Thay đổi thông tin người đại diện theo pháp luật/thành viên hợp danh/chủ doanh nghiệp tư nhân;
  • Tăng/giảm vốn điều lệ doanh nghiệp.

Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

  • Bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh;
  • Thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập;
  • Thay đổi nội dung đăng ký thuế.

Dịch vụ hỗ trợ Khách hàng

  • Biển tên doanh nghiệp;
  • Con dấu công ty, dấu chức danh;
  • Chữ ký số, hóa đơn điện tử;
  • Khai thuế ban đầu….

Lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý của Công ty Luật TNHH Everest

  • Tư duy quản trị:

Kết hợp tư duy pháp lý với tư duy quản trị, chúng tôi tin tưởng có thể mang lại cho khách hàng những giá trị vượt trội.

  • Thấu hiểu khách hàng:

Thấu hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng, chúng tôi sẽ mang lại cho khách hàng các giải pháp phù hợp, hiệu quả cao nhất.

  • Đội ngũ chuyên nghiệp:

Với đội ngũ luật sư, chuyên gia có kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực, chúng tôi có thể hỗ trợ khách hàng giải quyết những vấn đề pháp lý phức tạp.

  • Hệ thống đối tác:

Hợp tác chặt chẽ với các đối tác chuyên nghiệp trong nhiều lĩnh vực liên quan, chúng tôi có thể hỗ trợ khách hàng các giải pháp tổng thể.

  • Công nghệ, Mạng lưới:

Ứng dụng công nghệ (video call, hợp đồng điện tử, gửi và nhận tài liệu điện tử, thanh toán điện tử…), cùng với Mạng lưới văn phòng giao dịch tại nhiều địa phương, chúng tôi hỗ trợ khách hàng dễ dàng tiếp cận, sử dụng dịch vụ, với chi phí hợp lý.

Có thể bạn quan tâm đến nội dung: Điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho nhà đầu tư nước ngoài

Một số vấn đề mọi người quan tâm đối với doanh nghiệp/công ty được nước ngoài đầu tư

Câu hỏi: Thống kế các hình thức nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam?

Theo thống kê, nêu ra được 4 hình thức mà các nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam, cụ thể như sau:

  • Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài;
  • Cùng góp vốn thành lập công ty cùng nhà đầu tư Việt Nam;
  • Mua phần vốn góp của công ty Việt Nam;
  • Thực hiện đầu tư theo Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC;
Câu hỏi 2: Doanh nghiệp được nước ngoài đầu tư vốn có được ưu đãi đầu tư không?

Câu trả lời là có. Tuy nhiên, công ty nước ngoài đầu tư vốn cũng chỉ được hưởng các ưu đãi đầu tư như các doanh nghiệp Việt Nam.

Câu hỏi 3: Công ty có vốn đầu tư nước ngoài phải đóng các loại thuế nào?

Cũng như doanh nghiệp vốn Việt Nam. Công ty có vốn đầu tư nước ngoài cũng phải đóng một số loại thuế cơ bản sau. Thuế giá trị gia tăng, thuế môn bài, thuế xuất nhập khẩu (nếu có hoạt động xuất nhập khẩu),…

Trách nhiệm đóng thuế là bắt buộc và bình đẳng, không phân biệt nhà đầu tư trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài.

Câu hỏi 4: Khi nào thành lập công ty có vốn nước ngoài phải cấp giấy chứng nhận đầu tư?

Khi nhà đầu tư góp vốn ngay từ đầu thành lập công ty từ 1% đến 100% vốn điều lệ và khi nhà đầu tư nước ngoài mua góp vốn, mua cổ phần tại công ty Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

Câu hỏi 5: Công ty vốn nước ngoài có thành lập được văn phòng đại diện, chi nhánh, địa điểm kinh doanh không?

Theo Biểu cam kết của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và pháp luật của Việt Nam. Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của. Mặc dù trước đây một số ngành còn hạn chế tiếp cận thị trường. Có hạn chế số năm Việt Nam gia nhập WTO, số năm công ty thành lập sau đó mới được thành lập thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện.

Câu hỏi 6: Điều kiện công ty vốn nước ngoài hoạt động thương mại, phân phối hàng hóa tại Việt Nam là gì?

Công ty vốn nước ngoài hoạt động thương mại, phân phối hàng hóa tại Việt Nam  có các điều kiện sau:

  • Nhà đầu tư thuộc các nước, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường về hoạt động mua bán hàng hoá.
  • Các mặt hàng phân phối không thuộc danh mục các mặt hàng cấm kinh doanh. Thì không được quyền phân phối theo điều ước quốc tế. Mà phải phân phối theo lộ trình cam kết của điều ước quốc tế. Nếu thuộc danh mục hàng hoá có lộ trình phân phối.
  • Phạm vi phân phối: bán buôn và bán lẻ.
  • Được cấp Giấy phép kinh doanh bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Câu hỏi 7: Nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập hộ kinh doanh không?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam nhà đầu tư nước ngoài không được thành lập hộ kinh doanh. Như vậy, nếu nhà đầu tư nước ngoài có mong muốn thành lập hộ kinh doanh. Họ buộc phải nhập quốc tịch Việt Nam. Hoặc tham gia quản lý gián tiếp vào quá trình điều hành hộ kinh doanh đó.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
Huỳnh Thu Hương

Huỳnh Thu Hương

https://everest.org.vn/chuyen-vien-huynh-thu-huong/ Chuyên viên Huỳnh Thu Hương có hơn 2 năm kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực luật đất đai, doanh nghiệp ,hình sự, dân sự,ly hôn...

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.26956 sec| 1155.586 kb