Đăng ký bản quyền hình ảnh

Bởi Hồ Thị Ngọc Ánh - 28/10/2020
view 207
comment-forum-solid 0

Ngày nay, công nghệ kỹ thuật phát triển bằng việc tích hợp các tiện ích trong cùng một sản phẩm giúp bạn dễ dàng chụp được nhiều hình ảnh, khoảnh khắc ấn tượng với độ nét cao. Tuy nhiên một ngày bạn phát hiện ảnh đẹp bạn chụp đang được các tổ chức khác đăng tải mà chưa được sự cho phép của mình, bạn nên làm gì để bảo vệ thành quả sáng tạo của mình? Đăng ký bản quyền hình ảnh sẽ là giải pháp hữu hiệu giúp bạn giải quyết vấn đề này.

Bài viết được thực hiện bởi chuyên viên pháp lý Hồ Thị Ngọc Ánh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài (24/7): 1900 6198

- Tại sao hình ảnh được pháp luật bảo hộ?

Theo định nghĩa tại Điều 14 Nghị định 22/2018/NĐ-CP, tác phẩm nhiếp ảnh là tác phẩm thể hiện hình ảnh trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hoặc có thể được tạo ra bằng phương pháp hóa học, điện tử, kỹ thuật khác, có chú thích hoặc không.

Căn cứ quy định tại điểm h khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ 2005, tác phẩm nhiếp ảnh cũng là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả. Do đó, hình ảnh là đối tượng được pháp luật bảo hộ.

- Những vụ tranh chấp bản quyền hình ảnh trên thế giới

Nhiếp ảnh gia kiện thắng kiện 1,2 triệu USD với hai công ty truyền thông 

Năm 2013, những bức ảnh được đăng trên tài khoản Twitter của một nhiếp ảnh gia đã bị hai công ty truyền thông sử dụng mà không có sự đồng ý của anh. Anh đã kiện bản quyền hình ảnh với hai công ty này và thắng kiện 1,2 triệu USD.

Nội dung chúng ta cập nhật trên Facebook,Twitter hay các mạng xã hội khác đều được bảo vệ bản quyền. Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải tôn trọng và không sử dụng trái phép hình ảnh của người khác mà không có sự cho phép của họ. Nếu không, bạn sẽ dính vào những vụ tranh chấp phiền phức.

Chú khỉ Naruto Sefie

Năm 2011, chú khỉ Naruto chụp một ảnh sefie khuôn mặt cười của chú bằng máy ảnh của một người thợ chụp hình. Vấn đề phát sinh khi Wikimedia đăng tải tấm hình này vào năm 2014. David Slater – người sở hữu máy chụp hình đó – đã kiện WikiMedia và yêu cầu gỡ bỏ tấm hình, khẳng định rằng bản quyền hình ảnh thuộc về anh ta.

Tuy nhiên, Wikimedia từ chối yêu cầu này với lý do bản quyền thuộc về chú khỉ – nhân vật tạo ra bức ảnh gây tranh cãi – chứ không phải anh ta. Vì luật bản quyền chỉ áp dụng cho người tạo ra ảnh, không áp dụng với động vật nên bức ảnh không được công nhận quyền bảo hộ, Wikimedia đã lưu ảnh này trên tên miền cộng đồng và bất kỳ ai cũng có quyền sử dụng. Đến thời điểm hiện tại, Wikimedia vẫn giữ hình ảnh chú khỉ sefie trên hệ thống của họ.

Ở một diễn biến khác, người đàn ông này đã tự chuốc lấy phiền toái bởi Hiệp hội Bảo vệ Động vật (PETA) cũng đã thay mặt cho chú khỉ Naruto đệ đơn kiện David Slater để bảo vệ bản quyền của bức ảnh.

- Tại sao cần đăng ký bản quyền hình ảnh?

Sau những vụ kiện thực tế trên, chúng ta đã hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc đăng ký bản quyền hình ảnh. Để bảo vệ “đứa con tinh thần” khỏi những hành vi xâm phạm bản quyền cùng những tranh chấp không đáng có, bạn cần thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ sản phẩm sáng tạo của mình một cách nhanh chóng.

Ngay sau khi hình ảnh được tạo ra, tác giả sẽ có cả quyền nhân thân và quyền tài sản, cụ thể như:

Quyền nhân thân:

Được quyền đặt tên, ghi chú thích cho hình ảnh của mình; Đứng tên thật hoặc bút danh trên hình ảnh; Đứng tên thật hoặc bút danh khi công bố hoặc ủy quyền cho bên khác công bố hình ảnh; Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm nhiếp ảnh.

Quyền tài sản:

Làm tác phẩm phái sinh; Sao chép tác phẩm hình ảnh đó; Phân phối tác phẩm nhiếp ảnh của mình; Nhập khẩu tác phẩm hình ảnh đó (bản gốc hoặc bản sao); Giới thiệu tác phẩm nhiếp ảnh đến công chúng; Những hành vi xâm phạm quyền nhân thân và tài sản nêu trên bị xem là xâm phạm bản quyền hình ảnh.

Luật sư tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

- Hồ sơ đăng ký bản quyền hình ảnh

Người nộp đơn cần chuẩn bị:02 Tờ khai đăng ký bảo hộ quyền tác giả; 02 bản sao có công chứng giấy CMND của tác giả của hình ảnh; 02 Quyết định giao việc nếu chủ sở hữu đối với quyền tác giả là công ty; 02 bản mô tả, tóm tắt chi tiết tác phẩm (Đóng quyển); Giấy cam đoan của tác giả; Giấy ủy quyền cho Luật Hùng Sơn (Luật Hùng Sơn soạn thảo); Các hồ sơ khác sẽ theo yêu cầu của Cục bản quyền tác giả.

- Cơ quan tiếp nhận đăng ký bản quyền hình ảnh

Người nộp đơn có thể gửi trực tiếp hồ sơ hoặc qua đường bưu điện tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả tại Hà Nội nếu ở khu vực miền Bắc. Khu vực miền Trung, miền Nam thì  khách hàng có thể liên hệ Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.

– Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
Hồ Thị Ngọc Ánh

Hồ Thị Ngọc Ánh

https://luatcongty.vn Hồ Thị Ngọc Ánh là chuyên viên pháp lý của một công ty luật tại Hà Nội. Hiện tại Ngọc Ánh cũng đang là content editor của website luatcongty.vn

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.22293 sec| 991.539 kb