Nhà nước ta khuyến khích các nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Nhằm phát triển, mở rộng thị trường. Tuy nhiên các bước thủ tục đăng ký đầu tư ra nước ngoài cần thực hiện đúng. Đăng ký đầu tư ra nước ngoài phải theo một trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
Khái niệm đầu tư ra nước ngoài
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 83/2015/NĐ-CP: Đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn. Hoặc thanh toán mua một phần hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh; hoặc xác lập quyền sở hữu để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam; đồng thời trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó.
Nhà đầu tư chịu trách nhiệm góp vốn và huy động các nguồn vốn để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài. Việc vay vốn bằng ngoại tệ; chuyển vốn đầu tư bằng ngoại tệ phải tuân thủ điều kiện; thủ tục theo quy định của pháp luật về ngân hàng, quản lý ngoại hối.
Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
Để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài sau đây:
Nhà đầu tư có hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức sau đây
Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư; Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài; Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó; Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài; Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
Hoạt động đầu tư ra nước ngoài không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, bao gồm
Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật đầu tư năm 2020; Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục 2 của Luật đầu tư năm 2020;
Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật đầu tư 2020;
Kinh doanh mại dâm; Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người; Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người; Kinh doanh pháo nổ; Kinh doanh dịch vụ đòi nợ;
Ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương; Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài
Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc được tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài;
Trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên và không thuộc dự án quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Có quyết định đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư phù hợp quy định của pháp luật
Lưu ý: Nhà đầu tư là doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu.
Phải được chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc có ý kiến chấp thuận đối với các trường hợp sau:
Hồ sơ xin cấp Giấy Chứng nhận đầu tư ra nước ngoài
Nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm:
Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
Bản sao chứng minh nhân dân; thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân. Bản sao Giấy chứng nhận thành lập. Tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
Quyết định đầu tư ra nước ngoài;
Văn bản cam kết tự thu xếp ngoại tệ kèm xác nhận số dư tài khoản ngoại tệ. Hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ của tổ chức tín dụng cho nhà đầu tư.
Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán; bảo hiểm, khoa học và công nghệ; nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; về đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo Luật các tổ chức tín dụng; Luật chứng khoán; Luật khoa học và công nghệ; Luật kinh doanh bảo hiểm.
Xác nhận của cục thuế về việc nhà đầu tư hoàn thành nghĩa vụ tài chính đến gần thời điểm nộp hồ sơ (bản gốc hoặc sao chứng thực).
Hồ sơ đóng quyển thành 03 bộ, trong đó có 01 bộ gốc và 02 bộ photo.
Lưu ý: Các dự án: năng lượng; nông lâm nghiệp thủy sản;bất động sản; cơ sở hạ tầng,…. Bổ sung tài liệu xác nhận có địa điểm thực hiện dự án: Giấy phép đầu tư; quyết định giao/cho thuê đất; hợp đồng/thỏa thuận cho thuê/giao đất tại nước ngoài. (theo Điều 8 Nghị định số 83/2015/NĐ-CP)
Quy trình thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài thực hiện như sau
Bước 1: Nhà đầu tư nộp 03 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Hồ sơ gửi về cho Bộ Kế hoạch và đầu tư; đồng thời đăng ký thông tin đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia; về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài theo quy định;
Bước 2: Bộ Kế hoạch và đầu tư tiếp nhận hồ sơ;
Bước 3: Bộ Kế hoạch và đầu tư kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ;
Trường hợp dự án có vốn đăng ký chuyển ra nước ngoài bằng ngoại tệ tương đương 20 tỷ đồng trở lên; Bộ Kế hoạch và đầu tư lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Bước 4: Bộ Kế hoạch và đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo thời hạn quy định hoặc có văn bản thông báo từ chối nêu rõ lý do gửi nhà đầu tư..
Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài
Mở và sử dụng tài khoản chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài tại ngân hàng
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư phải mở 01 tài khoản vốn đầu tư bằng 01 (một) loại ngoại tệ phù hợp với nhu cầu chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài tại 01 (một) tổ chức tín dụng được phép và đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước.
Trường hợp chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam, nhà đầu tư được mở và sử dụng đồng thời 01 tài khoản chuyển vốn đầu tư bằng đồng Việt Nam và 01 tài khoản vốn đầu tư bằng ngoại tệ.
Nhà đầu tư có nhiều dự án đầu tư ở nước ngoài phải mở tài khoản vốn đầu tư riêng biệt cho từng dự án.
Trường hợp dự án đầu tư ở nước ngoài có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư, mỗi nhà đầu tư phải mở tài khoản vốn đầu tư riêng biệt để chuyển vốn ra nước ngoài trong phạm vi tổng vốn đầu tư và tỷ lệ phần vốn góp theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Lưu ý: Mọi giao dịch chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài; từ nước ngoài về Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư
Đăng ký giao dịch ngoại hối đối với tài khoản chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài
Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch ngoại hối
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 12/2016/TT-NHNN; nhà đầu tư phải đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài với ngân hàng Nhà nước sau khi:
Được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực theo quy định của pháp luật;
Hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép hoặc sau khi nhà đầu tư đã được cấp tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư;
Mở tài khoản vốn đầu tư tại tổ chức tín dụng được phép theo quy định và trước khi thực hiện chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài.
Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, NHNN có trách nhiệm xác nhận hoặc từ chối xác nhận đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư. Trường hợp từ chối phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.
Hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối đới với hoạt động đầu tư ra nước ngoài
Hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài bao gồm:
(i) Đơn đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài;
(ii) Bản sao được cấp từ sổ sốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;
(iii) Bản sao tiếng nước ngoài, bản dịch tiếng Việt. Văn bản chấp thuận; cấp phép đầu tư do cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư cấp. Tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
(iv) Bản chính văn bản xác nhận của tổ chức tín dụng được phép về việc mở tài khoản; vốn đầu tư của nhà đầu tư trong đó nêu rõ số tài khoản, loại ngoại tệ;
(v) Bản chính văn bản xác nhận của tổ chức tín dụng được phép về số tiền nhà đầu tư đã chuyển ra nước ngoài trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài để đáp ứng các chi phí cho hoạt động hình thành dự án đầu tư ở nước ngoài (nếu có);
(vi) Văn bản giải trình về nhu cầu chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam đối với trường hợp chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
- Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện; nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật. Hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng kiến thức, ý kiến của chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo. Bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
Quy định về góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế
Chính sách ưu đãi đầu tư đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài