Quy định về góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

Bởi Huỳnh Thu Hương - 23/02/2021
view 173
comment-forum-solid 0
Đầu tư theo thủ tục góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế là hình thức đầu tư tương đối phổ biến và đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Vậy quy định về góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế cụ thể như thế nào? 
đại diện công ty Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Văn bản pháp luật điều chỉnh quy định về  góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

  • Luật đầu tư 2020
  • Thông tư 16/2015/TT-BKHĐT Quy định biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư và báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam

Nội dung chi tiết quy định về góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

Hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

Hình thức góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài

Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;

Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;

Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác

Hình thức mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài

Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;

Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;

Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;

Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác

Điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài theo các hình thức trên phải đáp ứng điều kiện sau:

Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;

Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Lưu ý: việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ, hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp

Nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế trong các trường hợp sau đây:

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;

Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế.

Hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:

Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp (theo mẫu quy định). Theo đó, trong văn bản này, nhà đầu tư phải kê khai đầy đủ thông tin về nhà đầu tư, thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế; Ngành nghề kinh doanh của tổ chức kinh tế thực hiện dự án. Trong trường hợp tổ chức kinh tế thực hiện dự án  có ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải giải trình và xin ý kiến cơ quan quản lý chuyên ngành

Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.

Trình tự thực hiện đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp

Bước 1: Nộp hồ sơ 

Nhà đầu tư nộp hồ sơ theo hướng dẫn ở trên tại Bộ phận một cửa – Sở kế hoạch đầu tư tỉnh (thành phố) nếu tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp nằm ngoài Khu công nghiệp, khu chế xuất. Trường hợp tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp nằm trong Khu công nghiệp, khu chế xuất nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa Ban quản lý khu công nghiệp khu chế xuất.

Khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ một cửa sẽ in giấy biên nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ

Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ thì tiếp nhận hồ sơ, cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ cho Nhà đầu tư; nếu thành phần hồ sơ chưa đầy đủ thì chuyên viên tiếp nhận/hướng dẫn giải thích để nhà đầu tư bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu nhà đầu tư đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ ra thông báo chấp thuận cho nhà đầu tư nước ngoài đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp để nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thủ tục thay đổi thành viên theo quy định của pháp luật.

Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

Bước 4: Nhận kết quả

Thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần,phần vốn góp nhà đầu tư nước ngoài được miễn lệ phí nhà nước.

Đến ngày hẹn, Nhà đầu tư hoặc người được nhà đầu tư  mang giấy hẹn và giấy tờ chứng thực cá nhân đến nhận kết quả tại Bộ phận một cửa.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
Huỳnh Thu Hương

Huỳnh Thu Hương

https://everest.org.vn/chuyen-vien-huynh-thu-huong/ Chuyên viên Huỳnh Thu Hương có hơn 2 năm kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực luật đất đai, doanh nghiệp ,hình sự, dân sự,ly hôn...

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.61230 sec| 1019.266 kb