Dịch vụ đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể HCM nhanh gọn Giá Rẻ năm 2022
Ngày nay, nhu cầu kinh doanh phát triển, mô hình hộ kinh doanh cá thể được xem là rất phổ biến đối với những cá nhân muốn kinh doanh quy mô vừa và nhỏ.
Tuy nhiên, thực tế thì không phải ai cũng biết khi đăng ký hộ kinh doanh cần làm những gì? Hồ sơ ra sao? Nộp ở đâu? Cần đóng thuế như thế nào? Và vô số những câu hỏi khác nhau liên quan đến vấn đề này.
Bài viết dưới đây sẽ làm rõ những vấn đề trên và đưa ra những lưu ý nhất định phải biết để tránh rủi ro khi xin giấy phép đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể.
Hộ kinh doanh cá thể là gì?
Đây là một hình thức kinh doanh do một cá nhân hoặc một số thành viên trong gia đình đăng ký thành lập và dùng toàn bộ tài sản của mình để chịu trách nhiệm khi hoạt động của hộ xảy ra vấn đề.
Trong trường hợp đăng ký thành lập hộ kinh doanh mà các thành viên là người trong hộ gia đình, thì ủy quyền cho một cá nhân thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện này sẽ thực hiện thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh đồng thời là chủ sở hữu của hộ kinh doanh đó.
Đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể thì lựa chọn những ngành nghề nào?
Hiện nay có rất nhiều ngành nghề để hộ kinh doanh hộ cá thể lựa chọn. Có thể tham khảo qua danh mục các ngành nghề nên đăng ký khi thành lập hộ kinh doanh như sau:
Ngành nghề chăn nuôi gia súc gia cầm với quy mô vừa và nhỏ;
Ngành nghề trồng trọt các loại cây, rau, gia vị, cây hoa, cây ăn trái;
Các ngành buôn bán lẻ như:
- Kinh doanh buôn bán thức ăn, nguyên liệu thức ăn;
- Kinh doanh buôn bán những loại cây kiểng và hoa;
- Kinh doanh buôn bán những lương thực, thực phẩm…
- Kinh doanh buôn bán đồ uống;
- Kinh doanh buôn bán dụng cụ, thiết bị, máy móc;
- Kinh doanh buôn bán sách, báo, tạp chí…
Ngoài ra còn nhiều hình thức bán lẻ khác như:
- Kinh doanh quán ăn;
- Kinh doanh quán cafe;
- Kinh doanh nhà hàng;
- Cơ sở in ấn,…
Cần những điều kiện gì để thực hiện thành lập hộ kinh doanh cá thể?
Điều kiện 1: Về người đứng tên trên giấy phép
Luật không quy định về giới tính, nơi thường trú của chủ Hộ kinh doanh. Chủ hộ kinh doanh phải là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không thuộc các trường hợp đang thi hành bản án đều có quyền đứng ra thành lập Hộ kinh doanh. Trừ trường hợp các ngành nghề bắt buộc bằng cấp như: Mở phòng khám, Nhà thuốc, Phòng gym,…
Chủ hộ kinh doanh là người đại diện hợp pháp theo pháp luật của hộ kinh doanh, thực hiện các nghĩa vụ về thuế, các hoạt động kinh doanh đúng quy định của Luật. Đồng thời, chủ hộ kinh doanh là người có tư cách yêu cầu giải quyết các vấn đề về việc, vụ án dân sự khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ liên quan đến hộ kinh doanh theo pháp luật quy định. Lưu ý, hiện nay theo quy định pháp luật mỗi cá nhân chỉ được đứng tên một giấy phép Hộ kinh doanh duy nhất trên phạm vi toàn quốc.
Điều kiện 2: Về ngành nghề kinh doanh, hộ kinh doanh được kinh doanh các ngành nghề Luật không cấm
Khi đăng ký thành lập hộ kinh doanh, hộ kinh doanh cần ghi rõ ngành, nghề kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật trên Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
Hộ kinh doanh được kinh doanh các ngành nghề luật không cấm, những ngành nghề kinh doanh có điều kiện nếu đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Đồng thời phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.
Tuy nhiên trên thực tế, hộ kinh doanh không được đăng ký một số ngành nghề mà phải thành lập công ty mới được đăng ký, ví dụ như:
- Kinh doanh dịch vụ pháp lý;
- Kinh doanh dịch vụ lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán;
- Kinh doanh dịch vụ môi giới, đầu tư bất động sản, chứng khoán…
Điều kiện 3: Về Đặt tên cho Hộ kinh doanh đúng theo quy định pháp luật
Tên hộ kinh doanh bao gồm 2 thành tố: "Hộ kinh doanh + Tên riêng của hộ kinh doanh".
Tuy nhiên, khi đăng ký tên hộ kinh doanh của mình bạn cần lưu ý các yếu tố sau nhé:
- Tên Hộ kinh doanh không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” vì dễ gây nhầm lẫn với loại hình doanh nghiệp. Không được sử dụng các cụm từ như “trung tâm”, “viện”…
- Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu. Vậy nên, tên riêng của hộ kinh doanh có thể được thể hiện bằng Tiếng Anh.
- Tên riêng hộ kinh doanh phải là đặc biệt, không được giống hay trùng lặp với tên riêng của bất kỳ hộ kinh doanh nào khác đã đăng ký trong phạm vi cấp quận/huyện; cũng như không sử dụng ký hiệu, từ ngữ vi phạm lịch sử truyền thống, đạo đức,...
Hồ sơ cần để thành lập hộ kinh doanh cá thể
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể bao gồm các giấy tờ pháp lý sau:
Giấy đề nghị đăng ký thành lập hộ kinh doanh;
Tờ khai để thực hiện cấp mã số thuế;
Bản sao chứng thực hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh;
Trường hợp các thành viên hộ gia đình cùng góp vốn đăng ký hộ kinh doanh thì cần thêm các giấy tờ sau:
- Bản sao chứng thực hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh;
- Bản sao chứng thực hợp lệ biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh;
- Bản sao chứng thực hợp lệ văn bản ủy quyền của các thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh.
Quy trình thành lập hộ kinh doanh cá thể
Bước 1: Hộ kinh doanh nộp 1 bộ hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện nơi muốn đặt địa điểm kinh doanh.
Bước 2: Cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ.
Bước 3: Trong thời hạn 3 ngày việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc thông báo bằng văn bản cho hộ kinh doanh cá thể để sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu xem xét thấy hồ sơ không hợp lệ.
Lệ phí đăng ký hộ kinh doanh cá thể là bao nhiêu?
Do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định (theo Thông tư 85/2019/TT-BTC). Thông thường, lệ phí đăng ký kinh doanh hộ cá thể là 100.000 đồng/lần.
Khi đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể thì thực hiện ở đâu?
Hồ sơ đăng ký giấy phép hộ kinh doanh cá thể: nộp cho Ủy ban nhân dân quận/huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở kinh doanh.
Những công việc cần làm sau khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh là căn cứ pháp lý để hộ kinh doanh hoạt động hợp pháp. Tuy nhiên sau khi có giấy này, hộ kinh doanh vẫn phải thực hiện một số công việc cần thiết khác.
Kiểm tra Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
Sau khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, chủ hộ kinh doanh tiên hành kiểm tra thông tin trên Giấy chứng nhận. Khi phát hiện nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có sai sót (chưa chính xác) so với hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền đính chính nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký.
Lưu ý: Hộ kinh doanh không được tự ý cạo, sửa, viết thêm, … làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Nộp hồ sơ đăng ký thuế
Hộ kinh doanh cá thể cũng thuộc trong những đối tượng phải thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Hồ sơ đăng ký thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh gồm:
- Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 03-ĐK-TCT hoặc hồ sơ khai thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và các bảng kê (nếu có) theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật;
- Bản sao hợp lệ CCCD/CMND/Hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh.
Treo biển hiệu
Hiện nay, theo quy định về doanh nghiệp nói chung và các quy định riêng về hộ kinh doanh không bắt buộc hộ kinh doanh phải treo biển tại trụ sở chính. Tuy nhiên, nếu có nhu cầu muốn quảng cáo, hộ kinh doanh có thể treo biển hiệu theo quy định của pháp luật quảng cáo.
Theo quy định của pháp luật, biển hiệu của hộ kinh doanh phải bao gồm đầy đủ các nội dung cụ thể như sau:
- Tên của hộ kinh doanh sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Địa chỉ, điện thoại.
Lưu ý: Nội dung, chữ viết trên biển hiệu phải được thể hiện dưới hình thức văn bản bằng Tiếng Việt.
Những loại thuế mà Hộ kinh doanh cá thể phải nộp là gì?
Trong năm dương lịch, hộ kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trên 100 triệu đồng thì phải nộp thuế bao gồm:
- Nộp thuế thu nhập cá nhân;
- Thuế giá trị gia tăng;
- Lệ phí môn bài.
Xác định thuế GTGT, thuế TNCN theo công thức sau:
Số thuế GTGT, TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế x Tỷ lệ tính thuế |
Trong đó:
Doanh thu tính thuế bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Gồm cả:
- Các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền;
- Các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được hưởng theo quy định; các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế TNCN);
- Doanh thu khác mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Tỷ lệ tính thuế phụ thuộc vào hàng hóa, dịch vụ mà hộ kinh doanh kinh doanh. Có 4 nhóm ngành, nghề kinh doanh chính tương ứng với 4 tỷ lệ tính thuế khác nhau.
- Nhóm 1: Phân phối hàng hóa, cung cấp hàng hóa có tỷ lệ tính thuế là 1,5% ;
- Nhóm 2: Gồm các đối tượng có tỷ lệ tính thuế là 4,5% ;
- Nhóm 3 : Ngành dịch vụ và xây dựng có tỷ lệ tính thuế là 7% ;
- Nhóm 4: Cho thuê tài sản có tỷ lệ tính thuế là 10%.
Ngoài ra, tỷ lệ tính thuế của các ngành nghề kinh doanh khác được quy định chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 40/2021/TT-BTC.
Lệ phí môn bài
Hộ kinh doanh có doanh thu 12 tháng (một năm):
- Nhỏ hơn hoặc bằng 100 triệu đồng được miễn lệ phí môn bài
- Trên 500 triệu đồng/năm thì phải đóng 1.000.000 đồng/năm
- Trên 300 đến 500 triệu đồng/năm thì phải đóng 500.000 đồng/năm
- Trên 100 đến 300 triệu đồng/năm thì phải đóng 300.000 đồng/năm
Vì sao nên chọn thành lập hộ kinh doanh cá thể?
Thứ nhất, mức vốn ít. Khi thành lập hộ kinh doanh cá thể, chủ hộ không bị những quy định về số vốn tối thiểu.
Thứ hai, với hình thức kinh doanh vừa và nhỏ, số lượng lao động ít thuận lợi trong việc quản lý nhân sự của chủ hộ kinh doanh cá thể.
Thứ ba, chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản, nộp thuế khoán ít phù hợp với cá nhân, hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ.
Thông tin liên hệ:
Công ty: HÃNG LUẬT QUỐC TẾ THÀNH CÔNG
Địa chỉ: Số 29/31 Lê Đức Thọ, Phường 7, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Website: https://luatthanhcong.com/
Email: congtyluatthanhcong@gmail.com
Báo Giá dịch vụ: 1900 633 710
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm