Nội dung bài viết [Ẩn]
Ngày nay với tốc độ phát triển chóng mặt của nền kinh tế toàn cầu thì nhu cầu mở rộng kinh doanh cũng như khai phá thị trường tiềm năng ngoại quốc luôn được doanh nghiệp các nước quan tâm và chú trọng. Bởi thế, nhiều văn phòng đại diện công ty nước ngoài xuất hiện để thực hiện hoạt động tìm hiểu thị trường, xúc tiến thương mại tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người còn chưa nắm bắt được các quy định về các điều kiện, thủ tục của việc thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài. Hãy cùng Hãng Luật Thành Công tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé.
· Luật Thương mại năm 2005;
· Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
· Thông tư số 11/2016/TT-BCThướng dẫn Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của công ty nước ngoài, được thành lập nhằm tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép.
· Hoạt động đúng nội dung đã quy định về mục đích, phạm vi và thời hạn trong Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện;
· Thuê địa điểm đặt trụ sở; thuê, mua cơ sở vật chất, thiết bị cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện;
· Khắc con dấu mang tên Văn phòng đại diện theo quy định Việt Nam;
· Tuyển dụng, đào tạo lao động làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam;
· Mở tài khoản ngân hàng và sử dụng tài khoản này vào các hoạt động của Văn phòng đại diện.
· Không được phép trực tiếp thực hiện hoạt động kinh doanh sinh lợi tại Việt Nam;
· Chỉ thực hiện các hoạt động về tìm hiểu thị trường, một số hoạt động về xúc tiến thương mại như: hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại;
· Không được tiến hành giao kết, thay đổi hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy ủy quyền hợp pháp của công ty nước ngoài hoặc các trường hợp khác mà Văn phòng đại diện công ty nước ngoài được phép thực hiện như Hợp đồng thuê lao động làm việc tại Văn phòng đại diện; Hợp đồng thuê địa chỉ đặt trụ sở; Hợp đồng mua văn phòng phẩm,….
· Nộp đầy đủ và đúng hạn, các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật Việt Nam;
· Báo cáo hoạt động của Văn phòng đại diện định kỳ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Nghĩa vụ của văn phòng đại diện công ty nước ngoài
· Cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau để được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam.
· Công ty nước ngoài đã được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia nước này công nhận;
· Công ty nước ngoài đã hoạt động được ít nhất 01 năm kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký công ty.
· Thời hạn Giấy phép kinh doanh phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam;
· Phạm vi hoạt động của Văn phòng đại diện phải phù hợp, đẩy mạnh xúc tiến hoạt động thương mại thị trường Việt Nam.
Lưu ý: Nếu nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì việc thành lập Văn phòng đại diện có sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành.
· Giấy đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện (theo mẫu);
· Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của công ty nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi công ty nước ngoài thành lập xác nhận (Hợp pháp hoá lãnh sự và dịch công chứng);
· Quyết định bổ nhiệm/phân công về người đứng đầu Văn phòng đại diện công ty nước ngoài
· Giấy tờ pháp lý chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất do cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận (Hợp pháp hoá lãnh sự và dịch công chứng);
· Bản sao hộ chiếu/CMND/CCCD (nếu là người Việt Nam) hoặc bản dịch công chứng hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Văn phòng đại diện;
·Những tài liệu chứng minh về địa điểm đặt trụ sở của Văn phòng đại diện bao gồm:
Ø Bản sao y Hợp đồng thuê địa điểm trụ sở của Văn phòng đại diện;
Ø Bản sao y Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bên cho thuê địa điểm
Lưu ý:Toàn bộ hồ sơ xin Giấy cấp phép thành lập văn phòng đại diện phải do chính tay công ty nước ngoài ký nhận và đóng dấu hồ sơ. Trường hợp không có dấu thì toàn bộ hồ sơ phải hợp pháp hoá lãnh sự.
Bước 1: Soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Soạn thảo hồ sơ theo mục “Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam” của bài viết.
Nộp hồ sơ qua cổng điện tử hoặc nộp trực tiếp đến Sở Công thương/Ban quản lý Khu công nghiệp nơi Văn phòng đại diện công ty nước ngoài có trụ sở.
Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài cho cơ quan có thẩm quyền và đợi kết quả
Sở Công thương/Ban quản lý Khu công nghiệp sẽ kiểm tra trong thời hạn 03 ngày kể từ này nhận hồ sơ và yêu cầu sửa đổi, bổ sung tối đa một lần nếu hồ sơ chưa đầy đủ.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công thương/Ban quản lý Khu công nghiệp cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện. Trường hợp không cấp phải có văn bản nêu rõ lý do.
Đăng ký khắc con dấu tròn tại Phòng Cảnh sát Quản lý Hành chính về Trật tự Xã hội của Công an tỉnh hoặc thành phố nơi đặt trụ sở chính của Văn phòng đại diện.
Hồ sơ khắc dấu gồm:
· Bản sao y Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện công ty nước ngoài;
· Bản sao y CCCD/Hộ chiếu của người đứng đầu Văn phòng đại diện công ty nước ngoài;
· Giấy ủy quyền do công ty nước ngoài ký, đóng dấu nếu người đi đăng ký khắc con dấu tròn không phải là người đứng đầu Văn phòng đại diện.
Thời gian hoàn tất thủ tục: 05 ngày làm việc
Văn phòng đại diện phải hồ sơ cấp mã số thuế phải được nộp cho Cục thuế quản lý trong vòng 10 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép.
Hồ sơ xin cấp mã số thuế gồm:
· Tờ khai đăng ký thuế;
· Bản sao y Giấy phép thành lập văn phòng đại diện.
Thời gian hoàn tất thủ tục: 05 – 07 ngày làm việc.
· Mở tài khoản ngân hàng chỉ được sử dụng tài khoản đã mở này vào hoạt động của Văn phòng đại diện;
· Chậm nhất ngày 30 tháng 01 hàng năm, Văn phòng đại diện phải gửi văn bản báo cáo hoạt động trong năm liền trước của mình tới Sở Công thương/Ban quản lý Khu công nghiệp (theo mẫu);
· Lập sổ quỹ tiền mặt ghi nhận, theo dõi, quản lý toàn bộ quá trình thu chi phát sinh hoạt động của Văn phòng đại diện;
· Xin chấp thuận về nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài và xin cấp giấy phép lao động cho lao động nước ngoài làm việc tại Văn phòng đại diện (nếu có);
· Tiến hành ký kết hợp đồng lao động nhân sự của Văn phòng đại diện;
· Nộp hồ sơ về thuế, bảo hiểm cho trưởng đại diện và các lao động của Văn phòng đại diện (nếu có) và thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân hàng năm nhân sự của Văn phòng đại diện;
· Không đáp ứng được một trong những điều kiện đã trình bày tại mục “Điều kiện thành lập Văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam” của bài viết này;
· Trong thời gian 02 năm kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện;
· Việc thành lập Văn phòng đại diện sẽ bị hạn chế vì các lý do theo quy định pháp luật như: quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe cộng đồng.
Thông tin liên hệ:
Công ty: HÃNG LUẬT QUỐC TẾ THÀNH CÔNG
Địa chỉ: Số 29/31 Lê Đức Thọ, Phường 7, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Website: https://luatthanhcong.com/
Email: congtyluatthanhcong@gmail.com
Báo Giá dịch vụ: 1900 633 710
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm